Thứ Bảy (20/04/2024)

Bồi thường tuổi thanh xuân khi ly hôn

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Có phải bồi thường tuổi thanh xuân khi ly hôn hay không? Quy định về bồi thường tuổi thanh xuân

Khi hai vợ chồng ly hôn, việc bồi thường tuổi thanh xuân được quy định như thế nào? Mức bồi thường tuổi thanh xuân được xác định ra sao? Quy định pháp luật về bồi thường tuổi thanh xuân?

Trả lời

Việc đăng ký kết hôn giữa hai bên nam nữ dựa trên nguyên tắc tự nguyện giữa hai bên, điều này đã được thể hiện tại điều 2 luật hôn nhân gia đình 2014

Điều 2. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình
1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Hiện nay, luật hôn nhân gia đình năm 2014 và các văn bản hướng dẫn không có khái niệm về “bồi thường tuổi thanh xuân” khi hai bên ly hôn. Do hôn nhân hình thành trên nguyên tắc tự nguyên nên không bên nào phải bồi thường cho bên nào trong quá trình ly hôn. Việc phân chia tài sản khi ly hôn và phân chia quyền nuôi con được xác định theo nguyên tắc của bộ luật dân sự 2015. Trong một số trường hợp nếu trong quá trình ly hôn mà người vợ hoặc chồng có hành vi gây thương tích cho người còn lại thì có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của bộ luật dân sự 2015

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Việc yêu cầu bồi thường thiệt hại do bên bị thiệt hại có nghĩa vụ chứng minh, do vậy nếu trong trường hợp ly hôn vì bạo lực gia đình thì có thể yêu cầu bồi thường các chi phí về viện phí, bồi thường tổn thất tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm. Hiện tại, chưa có quy định về bồi thường tuổi thanh xuân nên hai bên có thể thoả thuận về vấn đề này, nếu hai bên không thể thoả thuận thì không được pháp luật công nhận.

– Pháp luật có quy định về việc phải bù đắp tổn thất tuổi thanh xuân hay không? Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể khoản tiền này và mức bồi thường cụ thể. Do đó, dù có được đưa ra hay không thì đây chỉ là vấn đề thoả thuận của hai bên mà không có tính chất bắt buộc. Do việc áp dụng cho việc thoả thuận tại toà án làm cho vụ việc ly hôn được giải quyết nhanh chóng hơn nên thường được các toà án khuyến khích các bên áp dụng để giải quyết nhanh gọn trong trường hợp một trong hai bên còn chưa chấp nhận việc ly hôn.

– Có bắt buộc phải bù đắp tổn thất tuổi thanh xuân khi ly hôn không? Về mặt nguyên tắc, nếu được xác định là một khoản tiền bồi thường thì phải xác định được mức độ thiệt hại và hành vi trái pháp luật đã dẫn đến thiệt hại đó. Rõ ràng, pháp luật hôn nhân gia đình quy định hôn nhân là tự do, tự nguyện nên việc nên việc cho rằng do lấy chồng hay lấy vợ dẫn đến tổn thất về tuổi thanh xuân thì không đủ căn cứ cả về mặt pháp lý lẫn thực tế. Do đó, khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần chỉ được toà án công nhận trong bản án, quyết định của toà khi hai bên đã tự tiến hành thoả thuận. Mặc dù vậy, nếu khoản tiền này đã được quyết định rõ trong bản án của toà thì các bên có trách nhiệm bắt buộc thực hiện.

– Mức bù đắp tổn thất tuổi thanh xuân? Vì bản chất của khoản tiền này là một khoản thoả thuận nên không có mức khung cụ thể cho khoản tiền này.

– Bên vợ hay bên chồng được hưởng khoản tiền này? Về mặt thực tế, người ta mặc định phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi hơn so với nam giới khi kết hôn về thông thường khoản tiền này cũng thường do bên nữ yêu cầu và bên nam chi trả. Tuy nhiên, vì không có quy định của pháp luật cụ thể nên việc bên nam có đưa ra yêu cầu và bên nữ đồng ý chi trả thì vẫn được chấp nhận. Tất nhiên, việc xác định người được hưởng chỉ có thể dựa trên việc các bên tự thoả thuận vì không có căn cứ pháp lý để yêu cầu toà án giải quyết.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan