Thứ Ba (19/03/2024)

Các loại máy in nào không cần xin giấy phép?

Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các bài viết của AZLAW, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "azlaw". (Ví dụ: thành lập công ty azlaw). Tìm kiếm ngay

Các loại máy in không cần xin giấy phép nhập khẩu? Quy định về việc miễn giấy phép cho máy in?

Nghị định 60/2014/NĐ-CP hiệu lực từ ngày 1/11/2014 quy định về các loại thiết bị ngành in phải xin giấy phép nhập khẩu. Tuy nhiên, theo thời gian nghị định 60/2014/NĐ-CP được sửa đổi làm thay đổi như sau:

Nghị định 60/2014/NĐ-CP: Theo quy định về danh mục thiết bị in phải xin giấy phép nhập khẩu được quy định tại khoản 1 điều 27 nghị định 60/2014/NĐ-CP như sau:

Điều 27. Nhập khẩu thiết bị in
1. Thiết bị in sau đây khi nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông:
a) Máy chế bản ghi phim, ghi kẽm, tạo khuôn in;
b) Máy in sử dụng công nghệ kỹ thuật số, ốp-xét (offset), flexo, ống đồng; máy in lưới (lụa);
c) Máy dao xén giấy, máy gấp sách, máy đóng sách (đóng thép hoặc khâu chỉ), máy vào bìa, máy kỵ mã liên hợp, dây chuyền liên hợp hoàn thiện sản phẩm in;
d) Máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu.

Nghị định 25/2018/NĐ-CP: Danh mục này được sửa đổi tại nghị định 25/2018/NĐ-CP bao gồm các nội dung tại mục 15 điều 1 và điều 3 như sau:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in
15. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 và khoản 3 Điều 27 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 như sau:
“b) Máy in sử dụng công nghệ kỹ thuật số, ốp-xét (offset), flexo, ống đồng, letterpress;”
Điều 3. Bãi bỏ một số quy định của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in
Bãi bỏ các điểm a, d, e khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 11; các điểm c, d, đ khoản 2 và khoản 4 Điều 12; khoản 6 Điều 14; điểm c khoản 2 Điều 16; các Điều 18, 21 và 24; khoản 5 Điều 25; điểm a, điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều 27; điểm c khoản 2 và khoản 4 Điều 28; khoản 4 Điều 30; khoản 1 và khoản 4 Điều 32.

Nghị định 72/2022/NĐ-CP: Tại nghị định 72/2022/NĐ-CP có sự thay đổi về thiết bị ngành in phải xin giấy phép như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ
5. Thiết bị ngành in là máy móc, công cụ để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn chế bản, in, gia công sau in, photocopy (sau đây gọi chung là thiết bị in), bao gồm:
a) Máy chế bản ghi phim, ghi kẽm, tạo khuôn in trong hoạt động in (thuộc mã HS 84.42);
b) Máy in sử dụng một trong các công nghệ (thuộc mã HS 84.43): Kỹ thuật số, ốp-xét (offset), flexo, ống đồng, letterpress, máy in lưới (lụa);
c) Máy gia công sau in (hoạt động bằng điện, thuộc mã HS 84.40, mã HS 84.41): Máy dao cắt (xén) giấy (bao gồm cả máy cắt bế định hình); máy gấp sách (gấp giấy); máy đóng sách (đóng thép hoặc khâu chỉ, phay gáy, keo nhiệt); máy vào bìa các loại; máy kỵ mã liên hợp; dây chuyền liên hợp hoàn thiện sản phẩm in; máy làm túi, bao hoặc phong bì; máy làm thùng bìa, hộp, hòm, thùng hình ống, hình trống hoặc đồ chứa;
d) Máy photocopy đa màu; máy in có chức năng photocopy đa màu đơn chức năng hoặc đa chức năng (thuộc mã HS 84.43).
Điều 27. Nhập khẩu thiết bị in
1. Thiết bị in quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này, trước khi nhập khẩu, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải khai báo với Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định tại Điều 28 của Nghị định này (trừ máy in phun, máy in laser đơn màu hoặc đa màu có tốc độ in từ 60 tờ/phút (khổ A4) trở xuống hoặc có khổ in từ A3 trở xuống và máy in kim).
2. Tiêu chí nhập khẩu đối với các thiết bị in như sau:
a) Đối với các thiết bị in quy định tại điểm a khoản 5 Điều 2 Nghị định này, tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm;
b) Đối với các thiết bị in quy định tại điểm b và điểm c khoản 5 Điều 2 Nghị định này, tuổi thiết bị không vượt quá 20 năm;
c) Đối với các thiết bị in quy định tại điểm d khoản 5 Điều 2 Nghị định này, tuổi thiết bị không vượt quá 03 năm.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan