Thứ Tư (24/04/2024)

Biên bản thỏa thuận góp vốn thành lập công ty

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Thoả thuận góp vốn gồm những nội dung gì? Có nên lập biên bản thoả thuận góp vốn hay không? Các nội dung chủ yếu của biên bản góp vốn

Thoả thuận góp vốn gồm những nội dung gì? Có nên lập biên bản thoả thuận góp vốn hay không? Các nội dung chủ yếu của biên bản góp vốn:

Biên bản thỏa thuận góp vốn là gì?

Biên bản thỏa thuận góp vốn là văn bản ghi nhận số vốn (Tài sản, tiền mặt…) bỏ ra để hợp tác kinh doanh giữa các cá nhân với nhau. Biên bản này thường được lập trước khi các cá nhân cùng nhau mở công ty hoặc hộ kinh doanh.

Ý nghĩa của biên bản thỏa thuận góp vốn

  • Ghi nhận vốn góp của các thành viên trong công ty khi hợp tác kinh doanh
  • Là căn cứ để giải quyết các vấn đề tranh chấp phát sinh liên quan đến vốn góp của các thành viên trong công ty
  • Đây là cơ sở để  xác định trách nhiệm của các bên đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nội dung biên bản thỏa thuận góp vốn

Biên bản thỏa thuận góp vốn khi thành lập doanh nghiệp có thể viết tay hoặc đánh máy nhưng phải đảm bảo các nội dung sau:
– Thông tin về ngày , tháng, năm; Nơi họp để lập biên bản thỏa thuận góp vốn.
– Thông tin cá nhân của các thành viên góp vốn bao gồm: Họ và tên;  Ngày sinh; Quốc tịch; Số CMND; Hộ khẩu thường trú, Chỗ ở hiện nay.
– Thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh:
– Loại tài sản góp vốn: Tiền mặt hoặc tài sản.
– Giá trị phần vốn góp
– Phương thức góp vốn: góp vốn qua chuyển khoản, góp vốn trực tiếp bằng tiền mặt
– Thời hạn góp đủ vốn.

Xem thêm: Biên bản họp thành viên hộ gia đình lập hộ kinh doanh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————-

BIÊN BẢN THOẢ THUẬN GÓP VỐN KINH DOANH

Hôm nay, ngày …/…/2020, chúng tôi gồm:

1. Họ và tên:
Ngày sinh:
Số CMND/CCCD:…………Ngày cấp:…………….Nơi cấp:…………….
Nơi đăng ký thường trú: ……………………………………………………..
Chỗ ở hiện tại:……………………………………………………………………….

2. Họ và tên:
Ngày sinh:
Số CMND/CCCD:…………Ngày cấp:…………….Nơi cấp:…………….
Nơi đăng ký thường trú: ……………………………………………………..
Chỗ ở hiện tại:……………………………………………………………………….

Đã tiến hành họp về việc góp vốn cùng kinh doanh, với những nội dung cụ thể như sau:
1. Mục đích góp vốn:
2. Số vốn góp; loại tài sản góp vốn của từng thành viên:
3. Thời hạn góp vốn:
4. Cử người quản lý phần vốn góp:
5. Cam kết của các bên:
6. Nguyên tắc chia lợi nhuận:

Chữ ký của các thành viên tham gia góp vốn


Những điều khoản cơ bản của hợp đồng thành lập công ty

Điều khoản về loại hình và tên gọi công ty

Luật Doanh nghiệp đưa ra năm mô hình để các nhà đầu tư lựa chọn, đó là doanh nghiệp tư nhân, công ty  hợp danh, công ty  trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần . Hợp đồng thành lập công ty chỉ áp dụng cho việc cho việc thành lập công ty hợp danh, công ty TNHH hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần. Việc lựa chọn mô hình công ty hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích kinh doanh và nhu cầu sử dụng tổ chức kinh tế của các nhà đầu tư. Sau khi lựa chọn một mô hình phù hợp nhất với mục đích và nhu cầu kinh doanh, các bên phải thỏa thuận về tên gọi của công ty. Tên gọi phù hợp quy định của nghị định 01/2021/NĐ-CP. Thỏa thuận về tên gọi và loại hình công ty là thỏa thuận được ghi nhận đầu tiên trong hợp đồng thành lập công ty là cơ sở để tiến hành các thỏa thuận còn lại trong hợp đồng.

Thỏa thuận về ngành nghề đăng ký kinh doanh

Hiện nay, trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không thể hiện thông tin ngành nghề kinh doanh. Mặt khác luật cũng quy định doanh nghiệp được phép kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm, tuy nhiên doanh nghiệp cũng có nghĩa vụ thông báo các ngành nghề này với phòng đăng ký kinh doanh để tránh bị phạt khi xuất hóa đơn không có ngành nghề.

Nhà đầu tư có thể tự do lựa chọn một hoặc nhiều ngành nghề đăng ký kinh doanh theo nguyện vọng và khả năng của mình.

Thỏa thuận về góp vốn

Thỏa thuận góp vốn chính là thỏa thuận quan trọng nhất trong một hợp đồng thành lập công ty. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu chung của công ty, như vậy có thể hiểu một cách đơn giản, góp vốn chính là dung tài sản của mình để mua quyền sở hữu công ty. Luật Doanh nghiệp 2020 cũng quy định các loại tài sản góp vốn: “Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử sụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kĩ thuật, các tài sản khác ghi trong điều lệ công ty do thành viên góp vốn ghi trong điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty”

Trong hợp đồng, các bên phải thỏa thuận các điều khoản liên quan đến: số vốn góp vào công ty của từng thành viên, loại tài sản dùng để góp vốn, thời điểm góp vốn hoặc lộ trình góp vốn đối với những nhà đầu tư góp vốn nhiều lần. Đối với mỗi loại tài sản góp vốn, các bên phải có sự thỏa thuận khác nhau.

Thỏa thuận về cơ cấu tổ chức quản lý công ty

`Sau khi hợp đồng thành lập công ty được kí kết, công ty phải tiến hành một số thủ tục để đăng ký doanh nghiệp cũng như chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất cho quá trình hoạt động của công ty sau này, vì vậy các thành viên phải thỏa thuận các điều khoản về cơ cấu tổ chức, các chức danh quản lý doanh nghiệp trong hợp đồng thành lập công ty. Nhà đầy tư cũng phải lựa chọn người đại diện theo pháp luật của công ty để thực hiện các giao dịch của công ty trước khi đăng kí doanh nghiệp và ghi vào trong hồ sơ đăng kí doanh nghiệp.

Thỏa thuận về hoạt động phục vụ cho việc thành lập và kinh doanh công ty

Để công ty có thể tiến hành hoạt động kinh doanh ngay sau khi cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, nhà đầu tư cần phải kí một số hợp đồng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty như: thuê trụ sở, địa điểm kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng…Nhà đầu tư sẽ quy định trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên.

Thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại

Thực tế cho thấy, nhiều nhà đầu tư sau khi tham gia ký kết nhưng không tham gia hợp đồng thành lập công ty, đăng ký góp vốn nhưng lại không tiến hành góp vốn theo thỏa thuận. Theo pháp luật về doanh nghiệp, chế tài dành cho những nhà đầu tư này nặng nhất là khai trừ tư cách thành viên công ty. Thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại chính là nhằm mục đích tránh những rủi ro kể trên. Nội dung của thỏa thuận này mang tính chất răn đê, buộc các nhà đầu tư tham gia kí kết hợp đồng thành lập công ty phải thực hiện nghiêm túc các điều khoản của hợp đồng.

Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp

Những tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh  từ hợp đồng thành lập công ty là điều không thể tránh khỏi. Việc hợp đồng thành lập công ty có điều khoản về giải quyết tranh chấp là cần thiết nhằm phòng tránh những rủi ro phát sinh từ mâu thuẫn trong quá trình thực hiện hợp đồng. Theo quy định của pháp luật, có bốn hình thức giải quyết tranh chấp để nhà đầu tư lựa chọn: thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại, tòa án. Nhà đầu tư tham gia  hợp đồng thành lập công ty có mục đích chung là thành lập một tổ chức kinh tế, cùng nhau kinh doanh, cùng nhau chia lợi nhuận và rủi ro. Do đó, khi phát sinh tranh chấp, mâu thuẫn nên chọn hình thức giải quyết tranh chấp linh hoạt, hiệu quả và phải bảo đảm duy trì được mối quan hệ giữa các bên. Vì vậy, trong các hình thức giải quyết tranh chấp, hòa giải là hình thức tương đối phù hợp với hợp đồng thành lập công ty.

Trong trường hợp sau khi thương lượng, hòa giải tranh chấp không được giải quyết, nhà đầu tư có thể giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài thương mại hoặc Tòa án. Trường hợp nhà đầu tư lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, nhà đầu tư phải ghi nhận thỏa thuận trọng tài vào hợp đồng.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan