Thứ Năm (18/04/2024)

Con đẻ và con nuôi có được phép kết hôn

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Con đẻ và con nuôi được phép kết hôn. Theo Luật hôn nhân và gia đình, con đẻ và con nuôi không thuộc vào trường hợp cấm kết hôn, song phải bảo đảm đủ các điều kiện pháp luật quy định.

Năm tôi 5 tuổi, bố mẹ tôi có nhận nuôi 1 bé gái từ trại trẻ mồ côi. Qua nhiều năm chung sống giờ lớn lên, chúng tôi có tình cảm và muốn kết hôn với nhau. Hỏi việc kết hôn của chúng tôi có được pháp luật công nhận không? Con đẻ và con nuôi có được kết hôn với nhau không?

Trả lời

Con nuôi là gì? Con nuôi con được nhận theo thủ tục nhận nuôi con nuôi và không có quan hệ máu mủ. Theo quy định tại Điều 5 Luật hôn nhân gia đình năm 2014, pháp luật cấm các hành vi sau đây:

Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
2. Cấm các hành vi sau đây
a, Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

Đối chiếu với điều luật đã quy định ở trên thì con đẻ và con nuôi không thuộc các trường hợp pháp luật cấm thực hiện. Do đó, về nguyên tắc, bạn và người em nuôi có thể kết hôn với nhau song phải đảm bảo đủ các điều kiện về kết hôn mà pháp luật hôn nhân gia đình quy định.

Xem thêm: Độ tuổi kết hôn tại Việt Nam

Cấm kết hôn trong phạm vi ba đời

Tại điểm d khoản 2 điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cấm hành vi: “Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời: giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha,mẹ nuôi với con nuôi,cha chồng với con dâu,mẹ vợ với con rể,cha dượng với con riêng của vợ,mẹ kế với con riêng của chồng”. Tại khoản 17 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
17. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.
18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Xem thêm: Thủ tục đăng ký kết hôn

Như vậy, theo quy định thì con đẻ và con nuôi không cùng trực hệ hoàn toàn có thể kết hôn với nhau. Tuy nhiên đây là trường hợp kết hôn khá “đặc biệt” nên bạn cũng cần lưu ý đến tập quán địa phương cũng như tranh thủ được sự ủng hộ của cha mẹ để việc kết hôn được thuận lợi, bảo đảm cuộc sống hạnh phúc sau này.

Anh em nuôi có được phép kết hôn? Theo quy định pháp luật không có quy định về anh em nuôi. Trường hợp anh em có quan hệ nuôi dưỡng mà không có quan hệ trực hệ thì có thể kết hôn một cách bình thường.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan