Thứ Bảy (20/04/2024)

Con ngoài giá thú có được thừa kế không?

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế hay không? Quyền lợi của con ngoài giá thú với con đẻ trong quan hệ thừa kế có gì khác nhau không?

Chào luật sư, tôi có thắc mắc muốn nhờ luật sư giải đáp. Con tôi là con ngoài giá thú nhưng giấy khai sinh vẫn có đủ tên bố và mẹ. Tôi muốn hỏi sau này, nếu bố của con tôi mất không để lại di chúc thì con tôi có được hưởng di sản từ bố không? Trong trường hợp bố của con tôi có để lại di chúc nhưng không chia thừa kế cho con tôi thì làm thế nào để đảm bảo quyền lợi của con tôi?

Trả lời

Con ngoài giá thú là gì?

Con ngoài giá thú là con được sinh ra khi bố mẹ không đăng ký kết hôn. Xác định theo ý nghĩa thì giá là xuất giá, thú là hôn thú, giá thú là việc con trai và con gái kết hôn trở thành vợ chồng. Theo đó, con cái sinh ra khi cha mẹ không có đăng ký kết hôn thì gọi là con ngoài giá thú.

Con ngoài giá thú có được thừa kế hay không?

Pháp luật hiện nay không phân biệt con trong giá thú hay con ngoài giá thú, theo quy định pháp luật con trong hay ngoài giá thú đều được gọi là con. Vì vậy, nếu bố của con bạn mất nhưng không để lại di chúc thì con bạn vẫn thuộc diện hưởng di sản thừa kế theo pháp luật ở hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điều 651 Bộ luật dân sự 2015 có quy định:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Xem thêm: Hàng thừa kế

Trường hợp trên giấy khai sinh của cháu bé có ghi rõ thông tin người cha

Theo đó trường hợp bạn của bạn qua lại với anh B nhưng chưa đăng ký kết hôn khi đó pháp luật sẽ không thừa nhận quan hệ vợ chồng của hai người. Nhưng khi trên giấy khai sinh của cháu bé phần thông tin người cha có ghi thông tin của anh B thì cháu bé vẫn được pháp luật thừa nhận là con của anh B. Khi đó cháu bé thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được hưởng phần di sản bằng với con của anh B và vợ cũ.

Trường hợp trên giấy khai sinh của cháu bé không có ghi thông tin của người cha

Khi đó pháp luật chưa thừa nhận anh B là cha của cháu bé. Do vậy để được hưởng phần di sản do anh B để lại thì bạn của bạn cần làm thủ tục xác định cha, con trước. Khi đó bạn của bạn cần đưa ra những giấy tờ, bằng chứng chứng minh cháu bé là con của anh B: văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định xác nhận về quan hệ cha con; thư từ, băng đĩa phim ảnh, đồ dùng, xác nhận của chính quyền địa phương về việc người cha và người mẹ có chung sống trong khoảng thời gian đứa bé được mang thai, ý kiến hai bên nội ngoại…

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau:

Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Xem thêm: Con dâu có được thừa kế

Như vậy, nếu tại thời điểm mở thừa kế, con bạn là người chưa thành niên – chưa đủ 18 tuổi hoặc con bạn đã thành niên mà không có khả năng lao động (bị tâm thần, bị tai nạn mất khả năng lao động..) thì con bạn sẽ được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật.

Ngược lại, nếu tại thời điểm mở thừa kế, con bạn là người thành niên, có khả năng lao động bình thường thì con bạn sẽ không được hưởng di sản. Hy vọng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan