Thứ Năm (18/04/2024)

Phạt chậm đóng bảo hiểm xã hội

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Bảo hiểm xã hội có đóng bù được hay không? Đóng bảo hiểm xã hội trước thời gian tham gia thì phải làm như thế nào?

Tôi có ký hợp đồng với một công ty, công ty nói nếu tôi làm việc trên 6 tháng thì mới đóng bảo hiểm xã hội cho tôi, tức là: Tôi bắt đầu vào làm việc từ 1/2016, nay là tháng 8/2016 và công ty sẽ đóng bảo hiểm từ tháng 1/2016 cho tôi. Tôi muốn hỏi luật sư là công ty có đóng như vậy được cho tôi không?

Trả lời

Dù trường hợp của bạn không nói rõ là loại hợp đồng nào, tuy nhiên theo quy định của pháp luật thì bạn thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội, cụ thể quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

Như vậy, việc công ty yêu cầu bạn làm việc 6 tháng trở lên thì mới đóng bảo hiểm xã hội cho bạn là trái với quy định của pháp luật, theo quy định trên thì bạn chỉ cần làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ 01 tháng trở lên là người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho bạn rồi, việc chậm đóng bảo hiểm xã hội của công ty được coi là hành vi bị nghiêm cấm theo Điểm b Khoản 1 Điều 17 Luật bảo hiểm xã hội.

Trong trường hợp này, ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng cho bạn, công ty còn bị xử phạt theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cụ thể như sau:

Điều 38. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
4. Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau:
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng.

Ngoài việc bị xử phạt hành chính về việc chậm đồng BHXH, doanh nghiệp còn bị tĩnh lãi chậm đóng và có thể bị xử lý hình sự về tội trốn đóng BHXH.

Xem thêm: Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan