Thứ Năm (28/03/2024)

Lái xe hay chủ xe phải bồi thường tai nạn?

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Khi gây tai nạn lái xe (tài xế) hay chủ xe phải bồi thường? Xe không sang tên gây tai nạn ai phải bồi thường?

Xe là một trong những nguồn nguy hiểm cao độ. Trong một số trường hợp người gây tai nạn và chủ xe không phải là một người thì ai phải bồi thường? Ví dụ:
– Xe cho mượn gây tai nạn thì tài xế hay chủ xe phải bồi thường
– Xe không sang tên đổi chủ thì lái xe hay chủ xe phải bồi thường

Trả lời

Bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Phương tiện giao thông là một nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định tại điều 601 bộ luật dân sự 2015. Xin mời các bạn tham khảo quy định:

Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Xem thêm: Nguồn nguy hiểm cao độ

Chủ xe hay lái xe (tài xế) phải bồi thường khi gây tai nạn

Theo quy định trên việc trách nhiệm của chủ xe hay lái xe (tài xế) sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể như: xe cho mượn (người mượn xe đã đủ tuổi hay chưa), xe công ty, xe bị ăn trộm…

Xe cho mượn gây tai nạn ai phải bồi thường

Theo quy định trên chủ xe sẽ phải bồi thường khi giao xe cho người khác sử dụng (trừ trường hợp có thoả thuận khác). Như vậy, trong trường hợp này, nếu người gây tai nạn không bồi thường thì chủ sở hữu phương tiện sẽ phải bồi thường trừ trường hợp:
– Thiệt hại do lỗi có ý của người bị tai nạn
– Tình huống bất khả kháng

Lưu ý: Đối với trường hợp trẻ em chưa đủ đuổi điều khiển xe gây tai nạn (không được phép của chủ xe) thì phải bồi thường. Tuy nhiên, có xét tới trách nhiệm của người chủ xe để xe bị chiếm hữu

Xe không sang tên đổi chủ lái xe hay chủ xe phải bồi thường?

Theo quy định tại pháp luật dân sự thì xe máy được coi là động sản nhưng phải đăng ký quyền sở hữu nên theo điều 8 của Thông tư 58/2020/TT-BCA thì hợp đồng chuyển nhượng xe máy buộc phải có công chứng hoặc chứng thực:

Điều 8. Giấy tờ của xe
2. Giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe, gồm một trong các giấy tờ sau đây:
a) Hóa đơn, chứng từ tài chính (biên lai, phiếu thu) hoặc giấy tờ mua bán, cho, tặng xe (quyết định, hợp đồng, văn bản thừa kế) theo quy định của pháp luật;
b) Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân có xác nhận công chứng hoặc chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác đối với lực lượng vũ trang và người nước ngoài làm việc trong cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà đăng ký xe theo địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác;
c) Đối với xe công an thanh lý: Quyết định thanh lý xe của cấp có thẩm quyền và hóa đơn bán tài sản công hoặc hóa đơn bán tài sản nhà nước;
d) Đối với xe quân đội thanh lý: Giấy chứng nhận đăng ký xe, công văn xác nhận xe đã được loại khỏi trang bị quân sự của Cục Xe – máy, Bộ Quốc phòng và hóa đơn bán tài sản công hoặc hóa đơn bán tài sản nhà nước.

Tuỳ thuộc vào thực tế, cần xét xem việc mua bán xe có giá trị pháp lý hay không để xét tới trách nhiệm bồi thường khi gây tai nạn? Vì vậy có 2 trường hợp có thể xảy ra:
– Một là có giấy chuyển nhượng có công chứng, chứng thực giữa người bán và người mua xe, thì hợp đồng chuyển nhượng này có giá trị pháp lý và mặc dù giấy tờ xe vẫn đứng tên người bán nhưng bố bạn vẫn không phải chịu trách nhiệm bồi thường với bên bị thiệt hại khi chiếc xe này đã gây tai nạn.
– Hai là không có giấy chuyển nhượng giữa người bán và người mua xe. Đối với trường hợp này thì những giao dịch này là giao dịch không có giá trị pháp lý. Bên cạnh đó, trên giấy tờ người bán là người đứng tên do đó bố bạn sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới trong vụ việc tại nạn này. Theo quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại tùy theo mức độ gây thiệt hại của vụ tai nạn này.

Xe bị ăn trộm gây tai nạn ai phải bồi thường

Đối với trường hợp xe bị ăn trộm gây tai nạn, trong mọi trường hợp dù người điều khiển biết (mua lại xe ăn trộm) hoặc không biết thì đều là sử dụng xe trái pháp luật. Do vậy, người điều khiển xe sẽ phải bồi thường nếu xe gây tai nạn

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan