Thứ Năm (28/03/2024)

Bồi thường tinh thần (cách tính, mức bồi thường)

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Mức bồi thường tinh thần theo quy định? Bồi thường tinh thần bao nhiêu là hợp lý. Tư vấn pháp luật về bồi thường tinh thần

Mức bồi thường tinh thần được pháp luật quy định trong các trường hợp nào? Việc xác định mức bồi thường tinh thần dựa trên cơ sở nào và được quy định ra sao? Việc bồi thường về mặt tinh thần là một trong những yêu cầu bồi thường ngoài hợp đồng theo quy định của bộ luật dân sự. Việc bồi thường tinh thần chỉ được quy định trong một số trường hợp và được quy định tại khoản 3 điều 361 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 361. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ
1. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.
2. Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
3. Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.

Theo đó, các trường hợp bồi thường tổn thất tinh thần và mức bồi thường như sau:

Bồi thường tổn thất tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm
Quy định tại khoản 2 điều 590 Bộ luật dân sự 2015:
– Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận;
– Nếu không thoả thuận được, mức tối đa không quá 50 lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định

Bồi thường tổn thất tinh thần do tính mạng bị xâm phạm
Quy định tại khoản 2 điều 591 Bộ luật dân sự 2015:
– Bồi thường cho nhũng người thuộc hàng thừa kế thứ 1 của người bị thiệt hại (nếu không có thì bồi thường cho người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng)
– Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận;
– Nếu không thoả thuận được, mức tối đa không quá 100 lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định

Bồi thường tổn thất tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
Quy định tại khoản 2 điều 592 Bộ luật dân sự 2015:
– Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận;
– Nếu không thoả thuận được, mức tối đa không quá 10 lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định

Bồi thường tinh thần do xâm phạm thi thể
Quy định tại khoản 2 điều 606 Bộ luật dân sự 2015:
– Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận;
– Nếu không thoả thuận được, mức tối đa không quá 30 lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định

Bồi thường tin thần do xâm phậm mồ mả
Quy định tại khoản 2 điều 607 Bộ luật dân sự 2015:
– Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận;
– Nếu không thoả thuận được, mức tối đa không quá 20 lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định

Lưu ý: Một số trường hợp có nhầm lẫn giữa bồi thường tinh thần và bồi thường tuổi thanh xuân. Tuy nhiên, hiện tại theo quy định pháp luật của Việt Nam không có khái niệm “bồi thường tuổi thanh xuân” do vậy việc yêu cầu này sẽ không dược pháp luật chấp thuận

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan