Thứ Sáu (19/04/2024)

Phòng vệ chính đáng là gì?

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Phòng vệ chính đáng là gì? Như thế nào là phòng vệ chính đáng? Các đặc điểm của phòng vệ chính đàng?

Khái niệm

Phòng vệ chính đáng là gì? Như thế nào là phòng vệ chính đáng? Các đặc điểm của phòng vệ chính đàng? Theo quy định Điều 22 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định

Điều 22. Phòng vệ chính đáng
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

Đặc điểm của phòng vệ chính đang

Có thể hiểu đơn giản, phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả lại một cách cần thiết đối với người đang có hành vi vi phạm pháp luật. Sự chống trả một cách cần thiết ở đây phải thỏa mãn các yêu cầu:

Hành vi chống trả diễn ra sau hành vi vi phạm pháp luật: Nếu một người cho rằng người kia chuẩn bị có hành vi hành hung mình nên “ra tay trước”, trên thực tế người kia chưa hề có hành vi nào gây thiệt hại nào thì hành vi “ra tay trước” không được coi là phòng vệ chính đáng và có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi này. Hành vi vi phạm pháp luật ở đây là hành vi xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền và lợi ích chính đáng của người khác.

Sự chống trả tương xứng với mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm: Sự tương xứng ở đây được hiểu là hành vi chống lại có mức độ tương đương vừa đủ để chống trả lại mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm. Ví dụ, người A dùng gậy đánh người B thì người B có thể dùng gậy hoặc vật tương tự để chống trả lại, nhưng nếu người B dùng dao đâm trả lại người A thì không được coi là sự chống trả cần thiết, không tương xứng với mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý, ở đây là hành vi chống trả lại chứ không được hiểu là hành vi gây thiệt hại lại. Ví dụ, người A hủy hoại tài sản của người B, người B có hành vi chống trả lại như đẩy người A ngã. Còn nếu người B lại đi hủy hoại lại tài sản của người A thì không được coi là phòng vệ chính đáng. Hay nói cách khác hành vi vi phạm pháp luật có thể xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, hoặc các lợi ích khác nhưng hành vi chống trả chỉ có thể xâm phạm đến sức khỏe hoặc tính mạng của người có hành vi vi phạm pháp luật.

Nếu thỏa mãn được các yêu cầu trên thì hành vi chống trả của một người sẽ được là phòng vệ chính đáng. Còn vượt quá phòng vệ chính đáng theo quy định của Bộ luật Hình sự thì được hiểu là: hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Và người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trên thực tế ranh giới giữa phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng khá mong manh. Để xác định được cần sự điều tra, xác minh, phân tích kỹ càng của các cơ quan chức năng.

Các tội về phòng vệ chính đáng

Điều 126. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
3. Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan