Thứ Bảy (20/04/2024)

Thế nào là phạm tội chưa đạt? Phân biệt với tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Phạm tội chưa đạt là gì? Phân biệt với tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. So sánh hai hình thức này

Phạm tội chưa đạt là gì?

Phạm tội chưa đạt được quy định theo điều 15 bộ luật hình sự 2015 là:

Điều 15. Phạm tội chưa đạt
Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.

Theo đó, phạm tội chưa đạt có 2 yếu tố: cố ý thực hiện tội phạm, chưa đạt do khách quan. Trường hợp này người phạm tội chưa đạt vẫn phải chịu trách nhiệm liên quna tới hành vi do phạm tội chưa đạt.

Các loại phạm tội chưa đạt

Căn cứ theo khái niệm tại bộ luật hình sự có thể chia phạm tội chưa đạt thành hai dạng sau:
Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành (chưa đạt về hậu quả, chưa hoàn thành về hành vi): Trường hợp này vì khách quan mà chưa thực hiện được hành vi để gây ra hậu quả của tội phạm => hậu quả chưa xảy ra.
Ví dụ: A cầm gậy đánh vào lưng B thì bị ngăn cả => A không đánh nữa. Hành vi này của A là hành vi phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành.
Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành: Trường hợp này người phạm tội đã thực hiện hết hành vi có thể gây ra hậu quả nhưng hậu quả không xảy ra do ngoài ý muốn.
Ví dụ: A dùng dao đâm B để giết chết, sau khi B bị ngất đi thì A bỏ đi. B được người dân mang đi cấp cứu kịp thời nên không chết. Hành vi này của A là hành vi phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.

Hình phạt khi phạm tội chưa đạt

Việc phạm tôi chưa đạt có thể bị xử lý hình sự. Tuy nhiên, mức xử lý sẽ nhẹ hơn so với quy định về phạm tội hoàn thành theo khoản 3 điều 57 bộ luật hình sự 2015

Điều 57. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt
1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.
2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, hình phạt được quyết định trong phạm vi khung hình phạt được quy định trong các điều luật cụ thể.
3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.

Tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội

Việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được quy định tại điều 16 bộ luật hình sự 2015

Điều 16. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.
Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

Theo đó, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có một số đặc điểm sau:
– Việc chấm dứt thực hiện tội phạm phải tự nguyện, dứt khoát
– Việc chấm dứt thực hiện tội phạm xảy ra trong trường hợp tội phạm được thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội và giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành, chứ không thể xảy ra ở giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành hay giai đoạn tội phạm hoàn thành.
– Không chịu tác động từ các điều kiện khách quan

Phân biệt phạm tội chưa đạt với tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội?

Giống nhau: Phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đều dẫn đến kết quả chung là hậu quả của việc thực hiện tội phạm không xảy ra.

Khác nhau:

 Phạm tội chưa đạtTự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Khái niệmPhạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là trường hợp một người tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng mặc dù khách quan không có gì ngăn cản.
Nguyên nhân chấm dứt thực hiện tội phạmNguyên nhân khách quan, ngoài ý muốn của người phạm tội 

Ví dụ: A đến nhà ông B để ăn trộm bò nhưng khi đến nơi bị gia đình ông A phát hiện nên A chưa thực hiện được hành vi ăn trộm của mình.

Nguyên nhân chủ quan, tự ý thực hiện của người phạm tội.  

Ví dụ: A đến nhà ông B để ăn trộm bò, tuy nhiên trên đường đi A đã suy nghĩ và lo sợ hành vi của mình nếu phát hiện có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nên A đã tự ý quay về và không thực hiện hành vi trộm cắp của mình nữa.

Hậu quả pháp lý Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm, nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan