Thứ Năm (25/04/2024)

Phản đối cấp đối với đơn đăng ký nhãn hiệu

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Phản đối cấp đăng ký nhãn hiệu là gì? Phải làm gì để bảo vệ nhãn hiệu. Hướng dẫn phản đối cấp với đăng ký nhãn hiệu theo quy định hiện hành.

Trong một số trường hợp khi sử dụng nhãn hiệu nhưng chưa đăng ký có thể bị các đơn vị khác tiến hành đăng ký trước (với mục đích chiếm dụng nhãn hiệu hoặc bán lại) do vậy các chủ sở hữu nhãn hiệu nên lưu ý về việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền để tránh gặp các vấn đề này. Tuy nhiên, nếu chưa kịp đăng ký mà đã bị các đơn vị khác đăng ký thì phải làm thế nào?

Phản đối cấp đăng ký nhãn hiệu là gì? Phản đối cấp đăng ký nhãn hiệu là việc cung cấp thông tin cho cơ quan đăng ký nhãn hiệu khi có cơ sở cho rằng nhãn hiệu đó không đáp ứng điều kiện bảo hộ theo quy định. Để hiểu hơn về quy trình phản đối cấp đăng ký nhãn hiệu cần xem xét tới quy trình bảo hộ nhãn hiệu như sau:
– Trong vòng 1 tháng kể từ ngày nộp đơn sẽ nhận được KQ là chấp nhận đơn hợp lệ của cục SHTT
– Trong vòng 2 tháng tiếp theo kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ cục SHTT sẽ công bố đơn trên báo sở hữu công nghiệp
– Việc thẩm định nội dung theo quy định là 9 tháng tuy nhiên thực tế sẽ kéo dài từ 15 – 20 tháng hoặc lâu hơn
Tại điều 112 và 112a Luật SHTT 2022 quy định như sau:

Điều 112. Ý kiến của người thứ ba về việc cấp văn bằng bảo hộ
Kể từ ngày đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp về việc cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đó. Ý kiến phải được lập thành văn bản kèm theo tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh.
Văn bản nêu ý kiến của người thứ ba được coi là một nguồn thông tin tham khảo cho quá trình xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp.
Điều 112a. Phản đối đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
1. Trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, trong các thời hạn sau đây, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền phản đối việc cấp văn bằng bảo hộ:
a) Chín tháng kể từ ngày đơn đăng ký sáng chế được công bố;
b) Bốn tháng kể từ ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được công bố;
c) Năm tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu được công bố;
d) Ba tháng kể từ ngày đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được công bố.
2. Ý kiến phản đối quy định tại khoản 1 Điều này phải được lập thành văn bản kèm theo tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh và phải nộp phí, lệ phí.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp có trách nhiệm xử lý ý kiến phản đối quy định tại khoản 2 Điều này theo trình tự, thủ tục do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.

Tại thông tư 23/2023/TT-BKHCN hướng dẫn xử lý ý kiến phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu như sau

Điều 11. Xử lý ý kiến phản đối đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
1. Trường hợp ý kiến phản đối đơn đăng ký sở hữu công nghiệp nộp theo quy định tại Điều 112a của Luật Sở hữu trí tuệ và đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 9 Điều nàyCục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận và thông báo về ý kiến đó cho người nộp đơn, trong đó ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn trả lời bằng văn bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều này.
2. Trường hợp nhãn hiệu và hàng hóa, dịch vụ trong đơn đăng ký bị phản đối trùng với nhãn hiệu và hàng hóa, dịch vụ do bên phản đối đưa ra hoặc có cơ sở rõ ràng để kết luận nhãn hiệu và hàng hóa, dịch vụ bị phản đối tương tự gây nhầm lẫn hoặc không tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu và hàng hóa, dịch vụ do bên phản đối đưa ra, Cục Sở hữu trí tuệ xử lý ý kiến phản đối trong quá trình thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu và thông báo kết quả xử lý ý kiến phản đối cùng với kết quả thẩm định nội dung đơn tương ứng cho người phản đối.
3. Sau khi nhận được ý kiến phản hồi của người nộp đơn trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, nếu xét thấy cần thiết, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo về ý kiến phản hồi cho người phản đối và ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để người phản đối trả lời bằng văn bản về ý kiến phản hồi đó.
4. Trên cơ sở thông tin, chứng cứ, lập luận do các bên cung cấp (nếu có) theo quy định tại khoản 1 và 3 Điều này hoặc/và kết quả đối thoại giữa các bên theo quy định tại khoản 7 Điều này và tài liệu có trong đơn, Cục Sở hữu trí tuệ xử lý ý kiến phản đối và thông báo kết quả xử lý ý kiến phản đối cùng với kết quả thẩm định nội dung đơn tương ứng cho người phản đối.
5. Trong trường hợp ý kiến của người phản đối liên quan đến quyền đăng ký, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo để người phản đối nộp đơn khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, trừ các trường hợp sau:
a) Có cơ sở rõ ràng để xác định về việc người nộp đơn không có quyền nộp đơn theo quy định tại khoản 7 Điều 87 của Luật Sở hữu trí tuệ;
b) Ý kiến về quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đối với dấu hiệu là hoặc có chứa dấu hiệu là địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 87 của Luật Sở hữu trí tuệ.
6. Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo nêu tại khoản 5 Điều này mà người phản đối không gửi cho Cục Sở hữu trí tuệ bản sao thông báo thụ lý vụ án của Tòa án thì Cục Sở hữu trí tuệ coi như người phản đối rút bỏ ý kiến phản đối và tiếp tục xử lý đơn như không có ý kiến phản đối. Trường hợp Cục Sở hữu trí tuệ nhận được bản sao thông báo thụ lý vụ án của Tòa án của người phản đối trong thời hạn nêu trên, Cục Sở hữu trí tuệ tạm dừng việc xử lý đơn để chờ kết quả giải quyết tranh chấp của Tòa án. Sau khi nhận được kết quả giải quyết của Tòa án, việc xử lý đơn sẽ được tiến hành phù hợp với kết quả đó.
7. Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức đối thoại trực tiếp giữa người phản đối và người nộp đơn để làm rõ hơn vấn đề có ý kiến phản đối nếu xét thấy cần thiết hoặc có yêu cầu của cả hai bên.
8. Thời hạn dành cho người nộp đơn trả lời ý kiến phản đối của người phản đối và thời hạn dành cho người phản đối phản hồi ý kiến của người nộp đơn theo quy định tại khoản 1 và 3 Điều này không tính vào thời hạn dành cho Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các thủ tục liên quan theo quy định.
9. Ý kiến phản đối đơn đăng ký sở hữu công nghiệp phải được làm bằng tiếng Việt. Tài liệu kèm theo ý kiến phản đối có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi Cục Sở hữu trí tuệ yêu cầu.

Thủ tục phản đối cấp đăng ký nhãn hiệu: Theo quy định này kể từ ngày đơn có trên báo sở hữu công nghiệp bất cứ các bên thứ ba nào khác có thể thực hiện nộp đơn phản đối cấp nhãn hiệu theo quy định. Để nộp đơn phản đối cấp khách hàng thực hiện nộp hồ sơ gồm:
– Đơn phản đối cấp văn bản bảo hộ đăng ký nhãn hiệu
– Các tài liệu chứng minh về việc đơn không đủ điều kiện cấp văn bẳng bảo hộ

Phí giải quyết yêu cầu phản đối cấp Văn bằng bảo hộ của người thứ ba (đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm, đối với kiểu dáng công nghiệp cho mỗi phương án của từng sản phẩm, đối với sáng chế/giải pháp hữu ích cho mỗi điểm độc lập, đối với chỉ dẫn địa lý và thiết kế bố trí cho mỗi đơn): 550.000 VNĐ

Căn cứ để phản đối cấp đăng ký nhãn hiệu: Về cơ sở phản đối cấp đăng ký nhãn hiệu thì phải đáp ứng quy định của pháp luật theo điều 74 Luật sở hữu trí tuệ như sau

Điều 74. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu
1. Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu;
b) Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến;
c) Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
d) Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;
đ) Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này;
e) Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
g) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên;
h) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 của Luật này;
i) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;
k) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
l) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hóa;
m) Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó;
n) Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu.

Đặc biệt, trường hợp “dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên” thường xuyên được sử dụng, đối với trường hợp này chủ đơn yêu cầu phần đổi phải chứng minh được một số thông tin gồm:
– Tình trạng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;
– Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
– Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu tại Việt Nam;
– Doanh thu/lợi nhuận có được từ việc sử dụng nhãn hiệu;
– Chi phí quảng cáo cho sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu.

Dịch vụ phản đối cấp đơn đăng ký nhãn hiệu: Khách hàng có nhu cầu phản đối cấp đăng ký nhãn hiệu có thể liên hệ AZLAW để được hỗ trợ trong việc đưa ra căn cứ hoặc thực hiện thủ tục phản đối cấp đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan