Thứ Ba (23/04/2024)

Phạt vi phạm hợp đồng là gì? Phân biệt với bồi thường thiệt hại?

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Phạt vi phạm trong thương mại là gì? Mức phạt vi phạm là bao nhiêu tiền? So sánh phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại?

Phạt vi phạm là gì?

Phạt vi phạm hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Phạt vi phạm hiện nay được quy định tại bộ luật dân sự 2015, luật thương mại 2005 và luật xây dựng 2014

Phạt vi phạm trong dân sự

Phạt vi phạm trong dân sự được quy định tại điều 418 bộ luật dân sự 2015

Điều 418. Thỏa thuận phạt vi phạm
1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm

Phạt vi phạm hợp đồng trong dân sự không có giới hạn tỷ lệ mức phạt

Phạt vi phạm trong thương mại

Phạt vi phạm trong thương mại là một chế tài theo điều 292 và được nêu cụ thể tại điều 300, 301 luật thương mại 2005

Điều 292. Các loại chế tài trong thương mại
2. Phạt vi phạm.
Điều 300. Phạt vi phạm
Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.
Điều 301. Mức phạt vi phạm
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.

Điều kiện áp dụng mức phạt vi phạm: Để áp dụng chế tài phạt vi phạm phải đáp ứng một số yếu tố cụ thể như sau

  • Chủ thể hợp đồng hoạt động thương mại (thương nhân) và hợp đồng có hiệu lực
  • Hợp đồng có thoả thuận (và không thuộc các trường hợp miễn trách nhiệm)
  • Mức phạt tối đa 8% giá trị nghĩ vụ hợp đồng bị vi phạm

Phạt vi phạm trong xây dựng

Luật Xây dựng 2014 quy định: “Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm…” (khoản 2 Điều 146)

Cách xác định giá trị hợp đồng bị vi phạm

Mức phạt vi phạm cơ bản sẽ xác định theo quy định và dựa trên giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, vậy giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm xác định như thế nào? Có thể thấy trong một hợp đồng thường quy ra thành nhiều nghĩa vụ khác nhau. Tương ứng với từng nghĩa vụ là các khoản thù lao tương ứng. Do vậy, trường hợp khi có vi phạm xuât hiện sẽ xác định theo phần nghĩa vụ bị vi phạm cụ thể (phân biệt với giá trị hợp đồng).

Thực tiễn xét xử, trong các vụ án kinh doanh, thương mại, khi các bên thỏa thuận mức phạt vi phạm trên 8% nghĩa vụ bị vi phạm, các Tòa án thường căn cứ vào Điều 301 Luật Thương mại 2005 để ấn định mức phạt tối đa là 8% nghĩa vụ bị vi phạm mà không có lập luận gì nhiều về phần vượt quá và đa số các bản án đều nhận định việc “thỏa thuận mức phạt cao hơn 8% nghĩa vụ bị vi phạm là không phù hợp”.

Phân biệt với bồi thường thiệt hại

Với trường hợp bồi thường thiệt hại, bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. Trường hợp này phải đáp ứng đủ các yếu tố sau:
– Có hành vi vi phạm hợp đồng;
– Có thiệt hại thực tế;
– Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hạ

Luật Thương mại có quy định rõ bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. Do đó, bên thiệt hại phải có nghĩa vụ chứng minh được tổn thất do hành vi vi phạm gây ra để có căn cứ yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan