Thứ Bảy (20/04/2024)

Điều chỉnh giấy phép kinh doanh Sở Công Thương

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Hồ sơ, trình tự, thủ tục điều chỉnh giấy phép kinh doanh (Sở Công Thương) theo quy định hiện hành. Trường hợp nào phải điều chỉnh giấy phép kinh doanh (Sở Công Thương)

Giấy phép kinh doanh là giấy tờ mà doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có khi thực hiện quyền phân phối, quyền xuất nhập khẩu. Vậy khi có các thay đổi về phạm vi hoạt động, vốn…. doanh nghiệp có cần điều chỉnh giấy phép kinh doanh không? Khi điều chỉnh giấy phép kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào? Nộp hồ sơ điều chỉnh giấy phép ở đâu?

Các trường hợp phải điều chỉnh giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh chỉ cấp cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện các quyền xuất nhập khẩu, phân phối một số mặt hàng theo quy định tại khoản 1 điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp đã được cấp giấy phép kinh doanh phải thực hiện điều chỉnh giấy phép kinh doanh đã được cấp khi có một trong các thay đổi sau:
– Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính và người đại diện theo pháp luật
– Chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập
– Hàng hóa phân phối;
– Các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa
– Các nội dung khác.
Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp chuyển địa điểm đặt trụ sở chính từ một tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đến một tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương khác thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép kinh doanh. Trường hợp điều chỉnh giấy phép kinh doanh chỉ áp dụng khi doanh nghiệp chuyển địa điểm đặt trụ sở chính trong cùng tỉnh (thành phố) nơi doanh nghiệp đang đặt trụ sở

Thủ tục điều chỉnh giấy phép kinh doanh

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm các tài liệu sau
– Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép kinh doanh (Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP)
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ghi nhận nội dung điều chỉnh (Bản sao y chứng thực) đối với trường hợp thay đổi tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính và người đại diện theo pháp luật
– Bản giải trình có nội dung thay đổi/Xác nhận của cơ quan thuế quản lý về việc không nợ thuế quá hạn/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp thay đổi về hàng hóa phân phối/các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa/chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập
– Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục nộp hồ sơ và nhận kết quả.

Bước 2: Giải quyết hồ sơ
Doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ với những tài liệu đã hướng dẫn ở Bước 1 tại Bộ phận một cửa Sở Công thương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc. Trong thời gian này, Sở công thương sẽ tiến hành thẩm tra, xem xét bản giải trình của doanh nghiệp cũng như những điều kiện để chấp thuận nội dung điều chỉnh. Nếu việc điều chỉnh không phù hợp hoặc hồ sơ chưa chính xác theo quy định, Sở Công thương ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hoặc giải trình cụ thể. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh mới.

Bước 3: Nhận kết quả
Khi nhận kết quả tại Bộ phận một cửa Sở công thương, cá nhân nhận kết quả cần mang theo các giấy tờ sau:
– Giấy hẹn trả kết quả
– Giấy ủy quyền nhận kết quả
– Giấy phép kinh doanh đã được cấp (Bản gốc)
– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (Bản gốc)


Thay đổi giấy phép kinh doanh do đổi trụ sở

Trong một số trường hợp sau khi doanh nghiệp đổi trụ sở sẽ phải tiến hành điều chính giấy phép kinh doanh. Trường hợp này phải làm như thế nào?

Thay đổi địa chỉ cùng địa bàn tỉnh

Trường hợp này doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh giấy phép kinh doanh hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép kinh doanh (Mẫu 02 nghị định 09/2018/NĐ-CP)
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ghi nhận nội dung điều chỉnh.

Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày thay đổi địa chỉ doanh nghiệp gửi hồ sơ gửi tới Sở Công Thương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở, trong vòng 10 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ Sở Công Thương sẽ cấp giấy phép kinh doanh mới đã có nội dung điều chỉnh cho doanh nghiệp.

Lưu ý: Đối với các trường hợp giấy phép kinh doanh cũ do Sở Công Thương cấp thì sẽ hoàn trả lại khi nhận giấy phép mới. Với các trường hợp giấy phép do UBND cấp (trước khi nghị định 09/2018/NĐ-CP) có hiệu lực theo quy định tại khoản 3 điều 16 nghị định 09/2018/NĐ-CP: “Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy phép kinh doanh đã được điều chỉnh, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm hoàn trả Giấy phép kinh doanh đã được cấp cho Cơ quan cấp Giấy phép

Thay đổi địa chỉ khác tỉnh

Đối với trường hợp thay đổi địa chỉ khác tỉnh: “Chuyển địa điểm đặt trụ sở chính từ một tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đến một tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương khác.” doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép kinh doanh hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh (Mẫu số 03 nghị định 09/2018/NĐ-CP);
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Điều 16. Trình tự điều chỉnh Giấy phép kinh doanh
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy phép kinh doanh đã được điều chỉnh, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm hoàn trả Giấy phép kinh doanh đã được cấp cho Cơ quan cấp Giấy phép,

Trước khi thay đổi giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần làm thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đầu tư và giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Trên đây là hướng dẫn của AZLAW về trường hợp điều chỉnh giấy phép kinh doanh. Hy vọng những tư vấn trên sẽ giúp quý doanh nghiệp thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy phép kinh doanh dễ dàng và tiết kiệm thời gian.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan