Thứ Bảy (20/04/2024)

Khai sinh có yếu tố nước ngoài

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Các trường hợp khai sinh có yếu tố nước ngoài? Khai sinh có yếu tố nước ngoài như thế nào? Thủ tục khai sinh có yếu tố nước ngoài.

Khai sinh có yếu tố nước ngoài là gì?

Khai sinh có yếu tố nước ngoài là trẻ em khi khai sinh có liên quan tới nước ngoài cụ thể: Trẻ em có cha hoặc mẹ là người nước ngoài, trẻ em sinh ra ở nước ngoài nhưng được khai sinh ở Việt Nam. Tại điều 35 luật hộ tịch quy định:

Điều 35. Thẩm quyền đăng ký khai sinh
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp sau đây:
1. Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam:
a) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;
b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
c) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
d) Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;
2. Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam:
a) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam;
b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam

Xem thêm: Thủ tục làm giấy khai sinh cho con

Hồ sơ đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài

Thủ tục đăng ký khai sinh thực hiện tại UBND cấp huyện theo luật hộ tịch 2014 cụ thể

Điều 36. Thủ tục đăng ký khai sinh
1. Người đi đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch cho con.
Trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì văn bản thỏa thuận phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài mà người đó là công dân.
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức làm công tác hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; trường hợp trẻ em có quốc tịch nước ngoài thì không ghi nội dung quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 của Luật này.
Công chức làm công tác hộ tịch, người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
3. Chính phủ quy định thủ tục đăng ký khai sinh đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này.

Hồ sơ phải nộp khi đăng ký khai sinh (có yếu tố nước ngoài)

Trường hợp 1: Trẻ sinh ra tại Việt Nam (có cha hoặc mẹ là người nước ngoài/không quốc tịch hoặc định cư ở nước ngoài

Điều 16. Thủ tục đăng ký khai sinh
1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; việc xác định quê quán của trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ.

Trường hợp 2: Trẻ sinh ra tại nước ngoài về VN đăng ký khai sinh

Theo quy định tại điều 29 nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về hồ sơ khai sinh cho trẻ sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại VN như sau:

Điều 29. Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của trẻ em có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là công dân Việt Nam, thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài mà chưa được đăng ký khai sinh.
2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh xuất trình giấy tờ chứng minh việc trẻ em cư trú tại Việt Nam và nộp các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai theo mẫu quy định;
b) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ – con nếu có;
c) Văn bản thỏa thuận của cha mẹ lựa chọn quốc tịch cho con theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Luật Hộ tịch đối với trường hợp trẻ em có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, người kia là công dân nước ngoài.
3. Trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này thì thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em theo thủ tục quy định tại Khoản 5 Điều 15 của Nghị định này.
4. Ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu, Phòng Tư pháp kiểm tra hồ sơ. Nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác và đúng quy định pháp luật thì đăng ký theo trình tự, thủ tục quy định tại Khoản 2 Điều 36 của Luật Hộ tịch. Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.

Cụ thể được hướng dẫn tại điều 7 thông tư 04/2020/TT-BTP như sau:

Điều 7. Đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài
1. Hồ sơ đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài, có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam hoặc cha và mẹ đều là công dân Việt Nam, chưa được đăng ký khai sinh ở nước ngoài, về cư trú tại Việt Nam, được thực hiện theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây:
a) Giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh hợp pháp và cư trú tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP gồm: giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam (như: hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh) và văn bản xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền về việc trẻ em đang cư trú tại Việt Nam.
b) Việc xác định quốc tịch Việt Nam cho trẻ em khi đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định pháp luật Việt Nam về quốc tịch.
2. Trường hợp cha, mẹ lựa chọn quốc tịch nước ngoài cho con khi đăng ký khai sinh, thì ngoài văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch còn phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước mà trẻ được chọn mang quốc tịch về việc trẻ có quốc tịch phù hợp quy định pháp luật của nước đó. Nếu cơ quan có thẩm quyền nước ngoài không xác nhận thì cơ quan đăng ký hộ tịch thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ, nhưng để trống phần ghi về quốc tịch trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh.

Hồ sơ phải xuất trình khi làm giấy khai sinh (có yếu tố nước ngoài)

Theo điều 2 nghị định 123/2015/NĐ-CP giấy tờ cần xuất trình gồm:
– Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh;
– Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để chứng minh thẩm quyền đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc).
Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên.

Thỏa thuận lựa chọn quốc tịch

VĂN BẢN THỎA THUẬN CHỌN QUỐC TỊCH CHO CON
AGREEMENT ON CHILD’S NATIONALITY

Kính gửi: Đại sứ quán Việt Nam/ Lãnh sự quán Việt Nam tại …..
To: The Embassy of Vietnam/ Consulate of Vietnam in ……..

Hôm nay, ngày …….. tháng  ……….. năm ……… , chúng tôi gồm:
Today, date………… month ……… year…………, We are:

1. Họ tên/ Full name: ………………………………………………………………………………………………….
Sinh ngày …… tháng …. năm …… Date of birth (dd/mm/yyyy):……………………………………..
CMND/ Hộ chiếu số (ID Card/Passport #):…………………………………………………………………..
Dân tộc (Ethnic Group): ……………….  Quốc tịch/ Nationality: …………………………………………
Nơi thường trú/tạm trú (Residence): ……………………………………………………………………………..

Và/And

2. Họ tên/ Full name: ………………………………………………………………………………………………….
Sinh ngày …… tháng ……. năm …… Date of birth (dd/mm/yyyy): ………………………………..
CMND/ Hộ chiếu số (ID Card/Passport #): ………………………………………………………………….
Dân tộc (Ethnic Group): …………………..   Quốc tịch (Nationality): …………………………………..
Nơi thường trú/tạm trú (Residence): ……………………………………………………………………………..

Cùng thỏa thuận đồng ý lựa chọn quốc tịch Việt Nam cho con chúng tôi là :

Fully agree to choose Vietnamese Citizenship for our child as:
Họ và tên/Full name: ………………………………………………………………………………………………….
Ngày tháng năm sinh/Date of Birth (dd/mm/yyyy): …………….  Giới tính/Sex: ………………………
CMND/Hộ chiếu/Giấy chứng sinh/ Giấy khai sinh số: ……………………………………………………
ID Card/Passport/Birth Certificate No: ………………………………………………………………………..
Dân tộc/Ethnic Group: …………………….   Quốc tịch/Nationality: ……………………………………..

Chúng tôi cam đoan những lời tuyên bố trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của mình./We undertake that the above statements are true and complete and that we take full responsibility before the law for such declarations.

Chữ ký của Người cha
Signature of the Child’s Father
Chữ ký của Người mẹ
Signature of the Child’s Mother

Trong trường hợp lựa chọn quốc tịch nước ngoài, văn bản thoả thuận quốc tịch phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.

Quốc tịch của trẻ em sinh ra tại Việt Nam

Theo quy định của luật quốc tịch trẻ em sinh ra tại Việt Nam có thể nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định.

Điều 8. Hạn chế tình trạng không quốc tịch
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạo điều kiện cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều có quốc tịch và những người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam được nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.

Đối với trường hợp trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam và người còn lại không rõ, không mang quốc tịch VN hoặc không thỏa thuận được vòa thời điểm đăng ký khai sinh thì mang quốc tịch Việt Nam

Điều 16. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam
1. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.
2. Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.

Có được đặt tên con bằng tiếng nước ngoài?

Theo điều 26 bộ luật dân sự 2015 quy định về tên của công dân Việt Nam
Điều 26. Quyền có họ, tên
3. Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.
=> Vì vậy, việc đặt tên của con bằng tiếng nước ngoài CHỈ ÁP DỤNG khi cha mẹ lựa chọn quốc tịch nước ngoài cho con

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan