Thứ Năm (25/04/2024)

Thủ tục công bố bao bì tiếp xúc trực tiếp thực phẩm

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Thủ tục nhập khẩu và công bố bát, đĩa, chai, lọ như thế nào? Công bố tiêu chuẩn đối với các sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm?

Dạo gần đây mình thấy nhiều bạn hỏi về thủ tuc nhập bát, đĩa, chai, lọ… Sau đây AZLAW sẽ chia sẻ thông tin để mọi người có thể làm thủ tục này, hy vọng những chia sẻ tại đây sẽ giúp ích cho người đọc

Bao bì thực phẩm là gì? Công bố hợp quy hay công bố phù hợp

Đầu tiên phải hiểu, bao bì thực phẩm là gì và phải công bố hợp quy hay công bố phù hợp? Theo nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về việc tự công bố thực phẩm như sau:

Điều 4. Tự công bố sản phẩm
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) trừ các sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 6 Nghị định này.

Như vậy, trong trường hợp này đối với bao bì thực thẩm doanh nghiệp sẽ tiến hành tự công bố sản phẩm.

Xem thêm: Tự công bố thực phẩm

Công bố hợp quy và tự công bố

– Công bố hợp quy: Là dựa trên các quy chuẩn có sẵn. Đối với các sản phẩm bao bì thực phẩm đều có QCVN đi kèm để đánh giá chất lượng.
– Tự công bố: Doanh nghiệp tự kiểm nghiệm tại các đơn vị có thẩm quyền và tự đảm bảo về chất lượng sản phẩm do mình tự công bố

Các quy chuẩn kỹ thuật của bao bì thực phẩm

Các bạn hãy tham khảo các quy chuẩn sau để hiểu rằng sản phẩm của mình cần phải thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật nào nhé:
QCVN 12-1 : 2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vê sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
QCVN 12-2:2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vê sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
QCVN 12-3 : 2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vê sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
QCVN 12-4:2015/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vê sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng thủy tinh, gốm, sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Tuy nhiên, trước khi các bạn đọc các quy chuẩn trên, để tránh câu hỏi thế nào là lòng nông, lòng sâu mình khuyên các bạn hãy đọc quyết định 46/2007/QĐ–BYT để hiểu rõ các khái niểm trong QCVN cụ thể:

4.11. Dụng cụ chứa đựng thực phẩm là dụng cụ được dùng với mục đích để chuẩn bị, nấu nướng, phục vụ bữa ăn và bảo quản thực phẩm hoặc đồ uống.
4.12. Dụng cụ dùng để nấu là dụng cụ dùng để đun nóng khi chế biến thực phẩm và đồ uống bằng phương pháp gia nhiệt thông thường hoặc vi sóng.
4.13. Dụng cụ bằng gốm là dụng cụ dùng để chứa đựng thực phẩm bao gồm các dụng cụ được làm bằng sứ, đất nung.
4.14. Dụng cụ chứa đựng có lòng nông phẳng là dụng cụ bằng gốm hoặc thủy tinh có độ sâu bên trong không quá 25 mm được đo từ điểm sâu nhất đến bề mặt ngang đi qua điểm tràn.
4.15. Dụng cụ chứa đựng bằng gốm có lòng sâu là dụng cụ bằng gốm có độ sâu bên trong lớn hơn 25 mm được đo từ điểm sâu nhất đến bề mặt ngang đi qua điểm tràn. Dụng cụ chứa đựng có lòng sâu được chia làm các nhóm:
– Cỡ nhỏ: có dung tích nhỏ hơn 1,1 lít;
– Cỡ lớn: có dung tích từ 1,1 lít đến 3 lít;
– Dùng để bảo quản: có dung tích từ 3 lít trở lên;
– Cốc, chén: dụng cụ bằng gốm cỡ nhỏ có lòng sâu (có dung tích khoảng 240 ml) thường được sử dụng để đựng đồ uống như cà phê, chè ở nhiệt độ cao.
4.16. Dụng cụ chứa đựng bằng thủy tinh có lòng sâu là dụng cụ bằng thủy tinh có độ sâu bên trong lớn hơn 25 mm được đo từ điểm sâu nhất đến bề mặt ngang đi qua điểm tràn. Dụng cụ chứa đựng có lòng sâu được chia làm các nhóm:
– Cỡ nhỏ: có dung tích nhỏ hơn 600 ml;
– Cỡ lớn: có dung tích từ 600 ml đến 3 lít;
– Dùng để bảo quản: có dung tích từ 3 lít trở lên.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan