Thứ Năm (28/03/2024)

Thủ tục sang tên sổ đỏ do được thừa kế

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Trình tự sang tên sổ đỏ do thừa kế như thế nào? Các bước sang tên sổ đỏ do thừa kế

Cùng là thủ tục sang tên Sổ đỏ, tuy nhiên trình tự thực hiện sang tên sổ đỏ trong trường hợp được tặng cho, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với trường hợp được thừa kế sẽ khác nhau. Dưới đây là thủ tục sang tên sổ đỏ do được thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành. Để sang tên sổ đỏ đối với quyền sử dụng đất được thừa kế, người được thừa kế phải thực hiện các công việc theo trình tự dưới đây.

Làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Người được hưởng thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật đều phải làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Khi làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế này, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người để lại di sản hoặc những người được người để lại di chúc chỉ định hưởng di sản phải có mặt tại Văn phòng công chứng hoặc Phòng Công chứng để làm thủ tục.

Giấy tờ cần chuẩn bị gồm có:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng là tài sản thừa kế (Bản gốc)
– Giấy tờ tùy thân của những người thừa kế, người được hưởng thừa kế theo di chúc (chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc căn cước công dân) (Bản gốc)
– Sổ hộ khẩu gia đình (Bản gốc)
– Giấy tờ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con đối với người đã mất (Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu) (Bản gốc)
– Di chúc (Nếu có) (Bản gốc)
– Giấy chứng tử của người chết (bản gốc)
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của người chết (bản gốc)

Tại văn phòng công chứng, công chứng viên sẽ lập văn bản khai nhận di sản thừa kế sau đó  niêm yết văn bản này trong thời hạn 15 ngày tại UBND cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản. Quý khách hàng có thể tham khảo thêm quy định về việc niêm yết văn bản khai nhận di sản thừa kế tại Điều 18, Nghị định 29/2015/NĐ-CP Nghị định hướng dẫn và quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng.

1. Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.
Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định tại Khoản này và tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.
Trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.
2. Nội dung niêm yết phải nêu rõ họ, tên của người để lại di sản; họ, tên của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế; quan hệ của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế với người để lại di sản thừa kế; danh mục di sản thừa kế. Bản niêm yết phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản thừa kế; bỏ sót người thừa kế; di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó được gửi cho tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc niêm yết

Sau mười lăm ngày niêm yết văn bản khai nhận di sản thừa kế như trên, nếu không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Xem thêm: Thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ

Người được hưởng thừa kế sau khi làm xong thủ tục khai nhận di sản thừa kế và có văn bản khai nhạn di sản thừa kế được cơ quan công chứng chứng nhận sẽ thực hiện tiếp thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại cơ quan đăng ký nhà đất.

Hồ sơ sang tên quyền sử dụng đất gồm có:
– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (theo mẫu)
– Tờ khai trước bạ nhà đất (theo mẫu)
– Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất  (trong trường hợp muốn xin cấp lại , cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũ)
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản gốc)
– Văn bản khai nhận di sản thừa kế (bản gốc)
– Sổ hộ khẩu (Bản sao có chứng thực)
– Chứng minh nhân dân (Bản sao có chứng thực)

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Văn phòng đăng ký nhà đất UBND cấp Huyện (Quận). Tuy nhiên nếu ở Hà Nội, bạn cần lưu ý:
– Quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, sẽ nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký nhà đất chi nhánh Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đồng Đa (Địa chỉ: Số 10 Đặng Dung, Phường Quán Thánh, Quận Ba Đình, TP Hà Nội)
– Các quận khác sẽ nộp tại Bộ phận một cửa UBND quận.

Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan