Thứ Năm (18/04/2024)

Thủ tục tặng cho phần vốn góp trong công ty

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Hồ sơ, thủ tục, trình tự tặng cho phần vốn góp trong công ty như thế nào? Tư vấn về tặng cho phần vốn góp và mức thuế với thủ tục tặng cho phần vốn góp

Phần vốn góp là phần tiền, tài sản mà các thành viên đã góp vào công ty. Phần vốn góp này được ghi nhận thông qua giấy chứng nhận phần vốn góp, do vậy phần vốn góp cũng được coi là một loại tài sản. Dưới đây là thủ tục cần thực hiện khi tặng cho phần vốn góp.

Các trường hợp tặng cho phần vốn góp

Khoản 4 Điều 53 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định về tặng cho phần vốn góp như sau:

Điều 53. Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt
4. Phần vốn góp của thành viên được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng theo quy định tại Điều 51 và Điều 52 của Luật này trong các trường hợp sau đây:
a) Người thừa kế không muốn trở thành thành viên;
b) Người được tặng cho theo quy định tại khoản 6 Điều này không được Hội đồng thành viên chấp thuận làm thành viên;
6. Trường hợp thành viên tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác thì người được tặng cho trở thành thành viên công ty theo quy định sau đây:
a) Người được tặng cho thuộc đối tượng thừa kế theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự thì người này đương nhiên là thành viên công ty;
b) Người được tặng cho không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này thì người này chỉ trở thành thành viên công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.

Như vậy theo quy định trên những trường hợp được tặng cho phân vốn góp bao gồm:
Người sở hữu phần vốn góp tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp cho vợ, chồng, cha, mẹ, con, người có quan hệ họ hàng đến hàng thừa kế thứ 3. Bộ luật dân sự 2015 quy định 03 hàng thừa kế gồm có: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
– Người sở hữu phần vốn góp tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp cho người khác không nằm trong trường hợp đã nêu ở trên thì phải được sự đồng ý của hội đồng thành viên. Sở dĩ luật doanh nghiệp đưa ra điều kiện đối với trường hợp này tránh việc thâu tóm công ty của nhóm thành viên.

Thủ tục tặng cho phần vốn góp

Thủ tục tặng cho phần vốn góp theo điều 52 nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:

Điều 52. Đăng ký thay đổi thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
2. Trường hợp thay đổi thành viên do chuyển nhượng phần vốn góp, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
b) Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Danh sách thành viên phải bao gồm chữ ký của thành viên mới và thành viên có phần vốn góp thay đổi, không bắt buộc phải có chữ ký của thành viên có phần vốn góp không thay đổi;
c) Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng;
d) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân trong trường hợp thành viên mới là cá nhân hoặc bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức, bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và bản sao văn bản cử người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp thành viên mới là tổ chức.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
đ) Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
5. Đăng ký thay đổi thành viên do tặng cho phần vốn góp
a) Trường hợp người được tặng cho phần vốn góp thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 6 Điều 53 Luật Doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này, trong đó, hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng được thay bằng hợp đồng tặng cho phần vốn góp;
b) Trường hợp người được tặng cho phần vốn góp thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản 6 Điều 53 Luật Doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó, giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên mới của công ty được thay bằng hợp đồng tặng cho phần vốn góp.

Lập hợp đồng tặng cho phần vốn góp

Việc tặng cho phần vốn góp phải được lập thành văn bản. Trong đó nêu rõ những thông tin sau: Thông tin cá nhân của người được tặng cho, người tặng cho; Phần vốn góp được tặng cho. Đối với trường hợp người được tặng cho không thuộc trường hợp là bố, mẹ, vợ, chồng, con hoặc họ hàng trong phạm vi ba đời, thì cuối văn bản tặng cho phải có xác nhận của hội đồng thành viên trong công ty.

Thực hiện thủ tục thay đổi thành viên trong công ty

Sau khi lập hợp đồng tặng cho, công ty có trách nhiệm phải làm thủ tục thay đổi thành viên trong công ty trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi về thành viên. Hồ sơ thay đổi gồm có:
– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh (theo mẫu)
– Biên bản họp hội đồng thành viên về việc thay đổi
– Quyết định của hội đồng thành viên
– Hợp đồng tặng cho phần vốn góp
– Chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân của người được tặng cho
– Danh sách thành viên trong công ty
Ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Thời gian thực hiện: 03 ngày làm việc

Thuế khi tặng cho phần vốn góp

Trường hợp tặng cho phần vốn góp, người được tặng cho phải nộp thuế thu nhập cá nhân là 10% giá bán. Nếu chuyển nhượng phần vốn góp mà giá chuyển nhượng cao hơn so với phần vốn góp ban đầu thì mức thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng vốn góp sẽ là 20% chênh lệch giá mua và giá bán.

Tuy nhiên, có nên tặng cho phần vốn góp hay không? Cần lưu ý khi tặng cho phần vốn góp và khi chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn mức thuế sẽ khác nhau. Cụ thể:
– Thuế khi tặng cho phần vốn góp: 10% (do người được tặng đóng)
– Thuế khi chuyển nhượng: 20% x (giá mua – giá bán). Trong đó nếu chuyển nhượng ngang giá thì mức thuế bằng 0

Xem thêm: Hủy bỏ hợp đồng tặng cho phần vốn góp

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan