Thứ Sáu (19/04/2024)

Thủ tục thay đổi loại tài sản góp vốn trong công ty

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Thay đổi loại tài sản góp vốn trong công ty như thế nào? Cách thức, trình tự, hồ sơ, thủ tục thay đổi loại tài sản góp vốn

Tôi và bạn thành lập công ty TNHH với mức vốn điều lệ là 2 tỷ đồng, hai bên dự kiến góp vốn bằng tiền mặt. Tuy nhiên hiện tại công ty đã được thành lập nhưng tôi không có đủ tiền mặt nên đề nghị góp vốn bằng căn nhà của mình, bạn tôi đã đồng ý nhưng tôi không biết phải thực hiện những thủ tục gì?

Trả lời

Theo như thông tin bạn cung cấp thì công ty bạn thuộc loại hình công ty tnhh hai thành viên trở lên. Do đó, việc thay đổi loại tài sản góp vốn phải đáp ứng yêu cầu của luật doanh nghiệp. Tại khoản 2 điều 47 Luật doanh nghiệp 2020quy định:

Điều 47. Góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
2. Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết. Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại.

Thay đổi loại tài sản góp vốn
Thay đổi loại tài sản góp vốn

Xem thêm: Giấy chứng nhận phần vốn góp

Như vậy, việc bạn được quyền thay đổi loại tài sản góp vốn khi được người kia đồng ý là hoàn toàn có căn cứ. Trong trường hợp thay đổi loại tài sản góp vốn từ tiền thành căn nhà bạn thực hiện như sau:
1. Họp hội đồng thành viên để nhất trí thực hiện việc thay đổi tài sản góp vốn của bạn
2. Định giá tài sản góp vốn theo quy định tại điều 36 Luật doanh nghiệp 2020 có thể theo hai cách:
– Các thành viên công ty tự định giá
– Thuê các đơn vị có chức năng thẩm định giá để thẩm định: giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận
Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
3. Thông báo tới phòng ĐKKD nơi doanh nghiệp đặt trụ sở trong vòng 10 ngày và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản là ngôi nhà vào công ty.

Theo điểm b khoản 1 điều 35 Luật doanh nghiệp 2020 về việc giao nhận tài sản không có đăng ký như sau:

Điều 35. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn
1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:
a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;
b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản.

Xem thêm: Biên bản giao nhận tài sản góp vốn


Thay đổi loại tài sản góp vốn công ty một thành viên

Công ty em là công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu. Trong điều lệ ghi góp vốn bằng tiền mặt, nhưng trong vòng 90 ngày không góp bằng tiền mặt nữa mà muốn chuyển sang góp bằng tài sản có được không? Giá trị tài sản nhỏ hơn giá trị tiền mặt lúc đầu và muốn giảm vốn xuống có được không ạ?

Trả lời

Theo quy định về công ty TNHH một thành viên của luật doanh nghiệp từ không có quy định về việc thay đổi loại tài sản góp vốn đối với công ty một thành viên.

Đối với trường hợp nêu trên, theo khoản 2, 3 điều 75 Luật doanh nghiệp 2020 doanh nghiệp phải làm thủ tục điều chỉnh vốn xuống bằng mức thực tế trong thời gian 30 ngày tiếp theo kể từ ngày kết thúc thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp đăng ký doanh nghiệp.

Điều 75. Góp vốn thành lập công ty
1. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
2. Chủ sở hữu công ty phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, chủ sở hữu công ty có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp đã cam kết.
3. Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, chủ sở hữu công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày cuối cùng công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ theo quy định tại khoản này.
4. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ theo quy định tại Điều này.

Như vậy, với yêu cầu này đầu tiên sẽ phải làm thủ tục giảm vốn điều lệ do không góp đủ bằng mức vốn góp thực tế, sau đó chủ sở hữu sẽ làm thủ tục tăng vốn và góp bằng tài sản. Trên thực tế thực hiện sẽ làm thành 2 bước theo quy định tại điều 78 Luật doanh nghiệp 2020

Xem thêm: Giảm vốn điều lệ do không góp đủ

Điều 87. Tăng, giảm vốn điều lệ
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ thông qua việc chủ sở hữu công ty góp thêm vốn hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu công ty quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ.
2. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. Việc tổ chức quản lý công ty được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì công ty phải thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thay đổi vốn điều lệ;
b) Trường hợp chuyển đổi thành công ty cổ phần thì công ty thực hiện theo quy định tại Điều 202 của Luật này.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
a) Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty;
b) Vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 75 của Luật này.
Việc thay đổi loại tài sản trên khá là bất cập, các nhà làm luật nên có quy định để thay đổi loại tài sản như đối với công ty tnhh hai thành viên trở lên để tránh mất thời gian cho các doanh nghiệp hiện nay các nhà làm luật nên nghiên cứu để cho phép công ty tnhh một thành viên có thể thông báo thay đổi loại tài sản góp vốn theo quyết định của chủ sở hữu trong thời gian góp vốn, như vậy sẽ có lợi hơn cho các doanh nghiệp của Việt Nam

Xem thêm: Thủ tục tăng vốn điều lệ


Các loại tài sản góp vốn khi thành lập công ty

Hiện tại công ty tôi đang muốn hợp tác cùng một số cá nhân khác để thành lập một công ty mới, tuy nhiên tôi có nghe nói nếu công ty thì không được góp vốn bằng tiền, điều này có chính xác hay không?

Trả lời

Luật doanh nghiệp không quy định cụ thể về loại tài sản góp vốn thành lập công ty, tuy nhiên tại biểu mẫu thông tư 02/2019/TT-KHĐT có ghi trú các loại tài sản bao gồm:
– Đồng Việt Nam
– Ngoại tệ tự do chuyển đổi
– Vàng
– Giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật
– Tài sản khác

Do vậy thông tin anh nhận được công ty không được góp vốn bằng tiền là không chính xác. Tuy nhiên có một số lưu ý theo hướng dẫn tại điều 6 nghị định 222/2013/NĐ-CP và điều 3 thông tư 09/2015/TT-BTC thì đối với tổ chức, khi góp vốn không được sử dụng tiền mặt

Điều 6. Giao dịch tài chính của doanh nghiệp
1. Các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp.
2. Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau
Điều 3. Hình thức thanh toán trong giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác 
1. Các doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác.
2. Khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau:
a) Thanh toán bằng Séc;
b) Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
c) Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.
3. Doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác bằng tài sản (không phải bằng tiền) thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Khi tiến hành đăng ký tài sản góp vốn đối với công ty TNHH có thể tiến hành thay đổi loại tài sản góp vốn và phải lưu ý nếu là các tài sản không phải bằng tiền thì phải làm thủ tục định giá. Việc giao dịch không dùng tiền mặt chỉ là hình thức thanh toán, loại tài sản là tiền thì công ty vẫn có thể sử dụng để góp vốn hoặc giao dịch. Mặt khác khi thành lập công ty có thể góp vốn bằng các loại tài sản khác như nhà, đất, ô tô…theo hướng dẫn tại bài viết tư vấn góp vốn bằng tài sản khi thành lập công ty.

Lưu ý: Riêng với cá nhân nước ngoài thì phải góp vốn qua tài khoản vốn của nhà đầu tư nước ngoài

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan