Thứ Tư (24/04/2024)

Cổ phần ưu đãi cổ tức là gì?

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Cổ phần ưu đãi cổ tức là gì? Sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức có lợi và hại gì? Tư vấn về cổ phần ưu đãi cổ tức trong doanh nghiệp. Tư vấn pháp luật về cổ phần ưu đãi cổ tức

Theo quy định của luật doanh nghiệp 2020, trong công ty cổ phần có thể có loại cổ phần ưu đãi cổ tức. Trong bài viết này cùng AZLAW tìm hiểu cổ phần ưu đãi cổ tức là gì và cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức có quyền và nghĩa vụ như thế nào?

Khái niệm cổ phần ưu đãi cổ tức: Được quy định tại khoản 1 điều 117 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về cổ phần ưu đãi cổ tức như sau

Điều 117. Cổ phần ưu đãi cổ tức và quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức
1. Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi rõ trong cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức.
2. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức có quyền sau đây:
a) Nhận cổ tức theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Nhận phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể hoặc phá sản;
c) Quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 148 của Luật này.

Như vậy, cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức sẽ nhận nhiều cổ tức hơn tuy nhiên có 1 điểm đang lưu ý là các cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức sẽ không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Trong trường hợp này các cổ đông này chỉ góp vốn và phân chia lợi nhuận theo nội dung đã thỏa thuận và ko tham gia quản lý công ty

Quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức:
– Nhận cổ tức theo nội dung ưu đãi của cổ phần
– Nhận phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty, sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể hoặc phá sản;
– Các quyền khác như cổ đông phổ thông, nhưng không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

Nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức: Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp (Điểm c khoản 1 điều 111 luật doanh nghiệp 2020). Trong trường hợp này dù cổ đông không có quyền điều hành công ty nhưng lại vẫn phải chịu trách nhiệm về tài sản nếu trong trường hợp công ty thua lỗ.

Chi trả cổ tức cho cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức: Việc chi trả cổ tức được quy định chung tại điều 135 Luật doanh nghiệp 2020 theo đó tại khoản 1 quy định “Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi được thực hiện theo điều kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi”. Việc quy định đối với cổ phần ưu đãi cổ tức được quy định tại điều lệ công ty, phòng đăng ký kinh doanh chỉ quản lý về số lượng cổ phần ưu đãi cổ tức mà không quản lý về mức trả cổ tức của doanh nghiệp.

Ví dụ: Công ty cổ phần có 3 cổ đông A, B, C với số cổ phần lần lượt là 60% + 20% + 20% = 100%; trong đó B, C sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức với mức hưởng cổ tức gấp 1.5 lần so với cổ phần phổ thông. Giả sử số tiền để chia cổ tức là 120 tỷ, theo đó B, C sẽ được hưởng 30% và A hưởng 40% số cổ tức được chia cụ thể theo thứ tự là B, C hưởng 30 tỷ đồng; A hưởng 60 tỷ đồng.

Xem thêm: Chi trả cổ tức

Lưu ý:
– Cổ phần ưu đãi cổ tức có thể được chuyển thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của đại hội đồng cổ đông nhưng không có ngược lại
– Công ty có quyền mua lại một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán nhưng phải thông báo trước cho cổ đông sở hữu cổ phần và được sự đồng ý của họ

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan