Thứ Bảy (20/04/2024)

Tra cứu nhãn hiệu (tra cứu khả năng bảo hộ)

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Tra cứu nhãn hiệu như thế nào? Cách thức tra cứu nhãn hiệu trên thư viện số wipopublish và vipri sẽ được AZLAW hướng dẫn trong bài này.

Theo quy định về đăng ký nhãn hiệu thời gian thẩm định là 12 tháng. Tuy nhiên, thực tế thời gian sẽ kéo dài hơn (dự kiến 18 – 30 tháng). Do vậy, nếu nhãn hiệu trong quá trình đăng ký không được bảo hộ sẽ gây tổn thất về thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Đó là lý do cần tra cứu khả năng bảo hộ của nhãn hiệu trước khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu

Xem thêm: Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Trong bài viết này, AZLAW sẽ hướng dẫn cách thức tra cứu nhãn hiệu trên các kênh thông tin chính thống.


Tra cứu nhãn hiệu trên Wipopublish

Wipopublish là trang chính thức của Cục SHTT và thông tin mang tính chất chính thống và chính xác nhất (tuy nhiên vẫn bị chậm). Tham khảo video sau:

Thư viện số của của sở hữu trí tuệ iplib.ipvietnam.gov.vn ngừng hoạt động từ ngày 01/09/2022. Theo đó khách hàng có thể thực hiện tra cứu nhãn hiệu qua thư viện số mới tại địa chỉ http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn. Khi truy cập sẽ thấy các thông tin

Tại phần tên trường sẽ có các nội dụng bao gồm:
– Nhãn hiệu tìm kiếm: Tên nhãn hiệu cần tìm kiếm
– Nhóm SP/DV: Nhóm sản phẩm, dịch vụ theo bảng phân nhóm nhãn hiệu quốc tế
– Phân loại hình:Phân loại hình theo bảng phân loại Vienna
– Tên SP/DV: Tên sản phẩm dịch vụ cụ thể
– Từ khoá tìm kiếm: các từ khoá để tìm kiếm nhãn hiệu
– Đại diện SHTT (tên ngắn): Áp dụng với nhãn hiệu qua đại diện sở hữu công nghiệp
– Số đơn: Số đơn của nhãn hiệu
– Địa chỉ người nộp đơn: Địa chỉ của người nộp đơn
– Ngày nộp đơn: Ngày tiến hành nộp đơn
– Mã nước của người nộp đơn: Mã nước
– Mã tỉnh của người nộp đơn: Mã tỉnh
– Số bằng: Số bằng của các nhãn đã được cấp văn bằng
– Ngày cấp bằng: Ngày cấp văn bẳng bảo hộ
– Số đơn quốc tế: Số đơn đã đăng ký quốc tế
– Số đơn ưu tiên: Số đơn ưu tiên trong trường hợp hưởng quyền ưu tiên
– Ngày ưu tiên: Ngày ưu tiên khi được hưởng quyền ưu tiên
– Tên chủ văn bằng: Tên chủ văn bằng khi được cấp
– Địa chỉ chủ văn bằng: Địa chỉ của chủ văn bằng đã đăng ký
– Mã nước chủ văn bằng: Mã nước
– Mã tỉnh chủ văn bằng: Mã tỉnh
– Số công báo: Công báo sở hữu công nghiệp
– Ngày công báo: Ngày công báo sở hữu công nghiệp

Ngoài ra, khi tra cứu có thể kết hợp tra cứu nhiều trường bao gồm sử dụng việc kế hợp hoặc loại trừ theo các phép toán của thư viện số iplib gồm: ““, “HOẶC“, “HOẶC KHÔNG“, “VÀ KHÔNG“.

Ý nghĩa của các ký tự khi đặt lệnh tra cứu:
– Ký tự “*”: Thay thế cho không ký tự nào hoặc nhiều ký tự.
– Ký tự “?”: Thay thế cho không ký tự nào hoặc một ký tự.
– Ký tự “_”: Thay thế cho một ký tự.
– Cặp ngoặc kép “…”: tra cứu chính xác một từ
– Dấu cách giữa hai từ hoặc (cụm) từ biểu thị cho toán tử “Hoặc”

Ví dụ khi tra cứu nhãn “TIEN DAT” (chỉ gồm nhãn có chữ “TIEN DAT”) tại ngày 17/04/2019 sẽ ra 19 kết quả

Tuy nhiên nếu vẫn nhãn này trong nhóm 45 sẽ chỉ ra 1 kết quả:

Khi bấm vào nội dung nhãn hiệu sẽ hiển thị các thông tin tương tự các trường tra cứu như sau:

Tương tự áp dụng với việc tra cứu các trường khác, khách hàng có thể tra cứu các nội dung cần thiết trước khi đăng ký hoặc thẩm định với các tài liệu có sẵn. Tuy nhiên khách hàng lưu ý hiện tại trên thư viện số dữ liệu thường chậm 4 – 6 tháng so với thực tế nên để sử dụng kết quả chính xác hơn khách hàng có thể dụng dịch vụ tra cứu nhãn hiệu của chúng tôi.

Xem thêm: Đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu


Tra cứu nhãn hiệu trên ipplatform

Chúng tôi xin giới thiệu thêm một công cụ tra cứu mới của Viện khoa học sở hữu trí tuệ – Bộ KHCN tại địa chỉ http://ipplatform.vipri.gov.vn/database/nhan-hieu. Giao diện tra cứu khi truy cập hiện ra như sau:

Mục đích của việc tra cứu nâng cao:
Sử dụng chương trình tra cứu nâng cao, người dùng có thể thực hiện các công việc sau một cách hiệu quả:
1. Chuẩn bị cho việc nộp đơn đăng ký bảo hộ
Trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu người dùng cần tra cứu thông tin về các nhãn hiệu đang được bảo hộ trước đó. Việc tra cứu này sẽ giúp người dùng phát hiện các nhãn hiệu có thể trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đang chuẩn bị nộp đơn của mình. Nếu nhãn hiệu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác hoặc không tuân thủ luật pháp, người dùng có thể không đăng ký bảo hộ được.
2. Tự phân loại sản phẩm/dịch vụ theo Bảng phân loại Nice hoặc theo tên sản phẩm/dịch vụ để phục vụ cho việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu theo quy định tại Điều 37.4 Khoản (e) Thông tư 01/2007/TT-BKHCN về việc Phân loại sản phẩm/dịch vụ của Đơn đăng ký.
3. Tự phân loại nhãn hiệu có yếu tố hình theo Bảng phân loại Viên (Vienna) hoặc theo tên gọi của hình để giúp cho việc tra cứu các nhãn hiệu có chứa yếu tố hình được thuận tiện hơn mà không cần biết đến Bảng phân loại này.
4. Theo dõi tình trạng các đơn đăng ký hoặc các nhãn hiệu đang được bảo hộ.
5. Theo dõi tiến trình đơn đăng ký đang được xử lý tại Cục SHTT
6. Kiểm tra, phát hiện các nhãn hiệu có khả năng xung đột với nhãn hiệu của người dùng hoặc của người khác.

Hướng dẫn Tra cứu nâng cao
Tra cứu nâng cao là Công cụ cho phép Người dùng có kỹ năng tìm kiếm thông tin về đối tượng cần tra cứu theo các trường, từ khoá lựa chọn với các toán tử khác nhau (và (AND); hoặc(OR); và không (AND NOT)). Thực hiện Tra cứu nâng cao:
– Bước 1: Truy cập Cơ sở dữ liệu -> Tra cứu Nhãn hiệu – Tại màn hình tra cứu đơn giản, nhấn chọn Tra cứu nâng cao;
– Bước 2: Chọn (các) Trường tra cứu và Nhập “từ khoá”; chọn toán tử và Trường tra cứu tiếp theo rồi nhập “từ khoá” vào ô chữ nhật của trường đã chọn; nhấn ”Tra cứu”.
Kết quả Tra cứu nâng cao là các dữ liệu về đối tượng SHCN có các từ khoá tương ứng với các trường và toán tử đã chọn, bao gồm số “kết quả” tìm được và Bảng mô tả chi tiết từng kết quả tìm kiếm được. Người dùng có the chọn trong Kết quả tra cứu các trường thông tin cần hiển thị (……………. ), chọn kết quả cần hiển thị (…………….. ), lọc kết quả theo trường (………… ) để lưu về máy (……………. ) hoặc in ra (……….. ).
Ví dụ: Muốn tìm kiếm thông tin về các nhãn hiệu có “từ khoá” là “HONDA”, không đăng ký cho sản phẩm xe máy, Người dùng (i) Nhập từ khóa “HONDA” vào trường Nhãn hiệu; (ii) Chọn toán tử “và không” và Trường Tên sản phẩm, dịch vụ (SP/DV) rồi nhập từ khóa “XE MÁY”
Màn hình kết quả sẽ cho thông tin về số “kết quả” tìm được chứa nhãn hiệu “HONDA” không đăng ký cho các sản phẩm xe máy và Bảng kê chi tiết từng kết quả đó.
Tại màn hình hiển thị người dùng sẽ lựa chọn thông tin cần được hiển thị như Số đơn/Số Văn bằng/ Tên nhãn hiệu/Phân loại sản phẩm – dịch vụ hoặc các thông tin khác.

Các lưu ý khi tra cứu nhãn hiệu tương tự:
– Ký tự “*”: Thay thế cho nhiều ký tự.
Ví dụ: Nếu nhập vào từ khoá tra cứu là *SAM* kết quả sẽ là : SAMSUNG; SAM YANG; SAMA; CASAMA
– Ký tự “?”: Thay thế cho không ký tự nào hoặc một ký tự.
Ví dụ: Nếu nhập vào từ khoá tra cứu là S?M => kết quả trả về có thể là: SAM; SIM; SEM; S M
– Cặp ngoặc kép “…”: Nếu đặt chuỗi tra cứu trong dấu ngoặc kép, khi tra cứu, hệ thống sẽ tìm chính xác những bản ghi chứa chuỗi đó. Chuỗi tra cứu đặt trong dấu ngoặc kép được coi là một từ.
Ví dụ: Nếu nhập từ khóa là “TƯƠNG LAI”- Kết quả sẽ là “TƯƠNG LAI”, hoặc cụm từ có chứa từ “TƯƠNG LAI”; nếu nhập từ khóa là “ PHÚ QUỐC”- kết quả sẽ là “PHÚ QUỐC” hoặc cụm từ có chứa từ “PHÚ QUỐC”….
– Dấu cách giữa hai từ hoặc (cụm) từ ( ) biểu thị cho toán tử VÀ.
Ví dụ: Trung Nguyên – kết quả sẽ là Trung Nguyên, NGUYỄN TRUNG HÒA, NGUYỄN TRUNG…

Các lưu ý khi tra cứu nhóm sản phẩm:
– Tra cứu 01 nhóm: Tra cứu như màn hình Tra cứu cơ bản
– Tra cứu nhiều hơn 01 nhóm: nhập các nhóm cần tra cứu vào trường Nhóm sản phẩm, mỗi nhóm cách nhau bởi dấu cách ( ) và chữ AND.
Ví dụ: tra cứu nhóm 07, 09, 11 như sau: 07 AND 09 AND 11

Các lưu ý khi tra cứu tên sản phẩm/dịch vụ:
– Tra cứu 01 tên: Tra cứu như màn hình Tra cứu cơ bản
– Tra cứu nhiều hơn 01 tên sản phẩm/dịch vụ: nhập tên các sản phẩm/dịch vụ cần tra cứu vào trường tên sản phẩm/dịch vụ, mỗi tên được để trong ngoặc kép (“ “ và cách nhau bởi dấu cách ( ) .
Ví dụ : tra cứu sản phẩm xe máy và xe đạp như sau: “xe máy” “xe đạp”

Các lưu ý khi tra cứu phân loại Vienna
Tra cứu theo Lớp:
Ví dụ: Nhập số 02* (thể hiện hình/ảnh con người đã được mã hóa) vào trường này sẽ có kết quả là các đơn đăng ký có mẫu nhãn hiệu hình người bao gồm cả đàn ông, đàn bà, trẻ em sẽ được hiển thị
Tra cứu theo Phân lớp:
Ví dụ: Ví dụ: Nhập số 02.01* (thể hiện hình/ảnh người đàn ông đã được mã hóa) vào trường này sẽ có kết quả là các đơn đăng ký có mẫu nhãn hiệu hình người đàn ông sẽ được hiển thị.
Tra cứu theo nhóm
Ví dụ : Ví dụ: Nhập số 02.01.20 (thể hiện hình/ảnh đàn ông cưỡi ngựa đã được mã hóa) vào trường này sẽ có kết quả là các đơn đăng ký có mẫu nhãn hiệu hình người đàn ông cưỡi ngựa sẽ được hiển thị.

Hướng dẫn sử dụng tra cứu có sự trợ giúp
Mục đích: Tra cứu Kết quả có sự trợ giúp cho phép người dùng không chỉ xem được kết quả hiển thị của sản phẩm/dịch vụ (nhóm sản phẩm/dịch vụ) tra cứu, mà còn xem được kết quả hiển thị của các sản phẩm/dịch vụ (nhóm sản phẩm/ dịch vụ) liên quan tới sản phẩm / dịch vụ đang tra cứu.
– Người dùng được truy cập thông tin cập nhật mới nhất về các đối tượng tra cứu.
– Người dùng được hưởng sự trợ giúp từ Viện Khoa học SHTT và các cơ quan hữu quan
Hướng dẫn sử dụng :
– Thực hiện các bước như tra cứu cơ bản hoặc Tra cứu nâng cao.
– Phím Tra cứu có sự trợ giúp hiển thị khi người dùng nhập nhóm sản phẩm vào trường Nhóm sản phẩm.
– Tại phần hiển thị của Tra cứu cơ bản hoặc Tra cứu nâng cao, nhấn Kết quả có sự trợ giúp.
Ví dụ: tra cứu nhãn hiệu A cho sản phẩm “thuốc đánh răng” thuộc nhóm 03, hệ thống sẽ hiển thị ngoài các nhãn hiệu đăng ký cho sản phẩm thuộc nhóm 03 sẽ hiển thị thêm các nhãn hiệu đăng ký cho nhóm 01(Hóa chất để sản xuất thuốc đánh răng); nhóm 21 (bàn chái đánh răng); nhóm 35 (mua bán thuốc đánh răng)…

Tham khảo thêm
Cơ sở dữ liệu quốc tế – WIPO Global Brand Database: tra cứu thông tin các nhãn hiệu của các quốc gia thành viên nộp theo hệ thống Madrid, trong đó bao gồm các nhãn hiệu quốc tế có chỉ định Việt Nam: http://www.wipo.int/madrid/monitor/en/index.jsp
Asean Trademark View: tra cứu thông tin nhãn hiệu chung của các nước thành viên ASEAN: http://www.asean-tmview.org/tmview/welcome

1. Tại sao cần tra cứu nhãn hiệu? Việc đăng ký nhãn hiệu mất rất nhiều thời gian (kéo dài vài năm) trong thời gian này có thể doanh nghiệp đã tiến hành truyền thông theo thông tin theo thông tin nhãn hiệu đã đăng ký. Do vậy, nếu nhãn hiệu không tra cứu kỹ dẫn tới không được bảo hộ sẽ mất rất nhiều thời gian và chi phí
2. Thông tin tra cứu nhãn hiệu tại đâu? Khách hàng có thể tự tham khảo các nhãn hiệu đã được đăng ký theo các thư viện số trong bài viết. Tuy nhiên, chúng tôi khuyến cáo khách hàng nên tham khảo ý kiến chuyên gia và không tự mình tra cứu. Vì có thể khách hàng tra cứu không chính xác do không có chuyên môn.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan