Thứ Ba (23/04/2024)

Trường hợp chuyển hóa từ tội cướp giật tài sản sang cướp tài sản

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Trường hợp nào cướp giật chuyển thành cướp tài sản? Xác định trường hợp cướp giật chuyển thành cướp tài sản

Tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản là 2 tội danh có nhiều điểm tương đồng ở các mặt: lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý, mục đích tư lợi – chiếm đoạt tài sản và cùng có tính công khai khi thực hiện hành vi phạm tội,tội cướp giật có thể chuyển hóa được sang tội cướp tài sản.

Với các tội phạm xâm phạm quyền sở hữu, Tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản là 2 tội danh có nhiều điểm tương đồng ở các mặt: lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý, mục đích tư lợi – chiếm đoạt tài sản và cùng có tính công khai khi thực hiện hành vi phạm tội,tội cướp giật có thể chuyển hóa được sang tội cướp tài sản.

Vì vậy, trên thực tế xét xử, đây là 2 tội danh được xác định dễ gây nhầm lẫn. Để thấy được những điểm khác nhau giữa hai tội này, tránh gây nhầm lẫn khi xác định tội danh, AZLAW xin đưa ra những phân tích như sau

Căn cứ pháp lý

  • Tội cướp tài sản được quy định tại điều 168 Bộ luật hình sự 2017
  • Tội cướp giật tài sản được quy định tại điều 171 Bộ luật hình sự 2017
  • Những trường hợp được coi là chuyển hóa từ tội cướp giật tài sản sang tội cướp tài sản quy định tại mục VII Nghị quyết số 01-89/HĐTP ngày 19/04/1989 của HĐTP TANDTC và mục 6 phần I Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001.

Phân biệt hai tội danh:

 Cướp giật tài sảnCướp tài sản
Hành viNgười phạm tội không sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hay bất cứ hành vi nào khác để khống chế nạn nhân, mà thủ đoạn của người phạm tội là lợi dụng sơ hở (Ví dụ: giật dây chuyền vàng của phụ nữ đang đi trên đường) hoặc sử dụng thủ đoạn tinh vi tạo ra sơ hở của người bị hại (Ví dụ: giả vờ hỏi mua điện thoại di động, khi được chủ tài sản đưa cho xem đã lập tức cầm điện thoại chạy thoát) để nhanh chóng chiếm đoạt tài sản rồi tẩu thoát.Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được để chiếm đoạt tài sản
Đặc trưng– Có tính bất ngờ và nhanh chóng. Người phạm tội thường thực hiện hành vi trong một khoảng thời gian rất ngắn làm cho người bị hại không kịp ứng phó. Đồng thời, ngay sau khi chiếm đoạt được tài sản, người phạm tội cũng nhanh chóng tẩu thoát nhằm tránh khỏi sự truy đuổi của người bị hại.

 

– Người phạm tội chỉ cần thực hiện hành vi, không cần có hậu quả xảy ra thì cũng coi như tội phạm đã hoàn thành.

– Người phạm tội có được tài sản là do người bị hại do bị khống chế nên phải giao tài sản cho họ, vì sự kháng cự của nạn nhân đã bị đè bẹp bằng hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vi khác.

 

– Tội có cấu thành vật chất, có nghĩa là, chỉ khi người phạm tội chiếm đoạt được tài sản thì tội phạm mới được coi là hoàn thành.

Trường hợp chuyển hóa từ tội cướp giật tài sản sang tội cướp tài sản:

  • Một là, trường hợp do chưa chiếm đoạt được tài sản mà người phạm tội cướp giật tài sản dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc để chiếm đoạt tài sản bằng được;
  • Hai là, người phạm tội  cướp giật tài sản đã chiếm đoạt được tài sản rồi, nhưng chủ tài sản hoặc người khác đã lấy lại được tài sản hoặc đang giành giật tài sản trong tay người phạm tội mà người phạm tội dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản cho bằng được.
    Nếu việc dùng vũ lực (hoặc đe dọa dùng vũ lực) là nhằm để tẩu thoát (kể cả khi tẩu thoát cùng với tài sản đã chiếm đoạt được), thì không kết án kẻ phạm tội về cướp tài sản…,mà vẫn là tội cướp giật tài sản, coi việc dùng vũ lực (hoặc đe dọa dùng vũ lực) là tình tiết “hành hung để tẩu thoát”. Nếu việc dùng vũ lực dẫn tới hậu quả làm chết người thì kẻ phạm tội bị kết án thêm về tội giết người. Nếu hậu quả của việc dùng vũ lực là gây cố tật nặng hoặc gây thương tích dẫn đến chết người thì kẻ phạm tội bị kết án thêm về tội cố ý gây thương tích

Ví dụ với trường hợp ban đầu người có hành vi cướp giật tài sản, biểu hiện là: lợi dụng sơ hở của để bất ngờ giật tài sản và nhanh chóng tẩu thoát. Tuy nhiên, khi có người đuổi theo và giằng lại tài sản thì người phạm tội lập tức có hành vi dùng vũ lực “đạp ngã” người đó xuống đường và giật lại tài sản. Như vậy, ở đây đã có sự chuyển hóa tội phạm từ tội cướp giật tài sản sang tội cướp tài sản. Hy vọng với những phân tích trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn dễ dàng phân biệt hai tội danh này!

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan