Thứ Sáu (29/03/2024)

Đòi lại tiền chạy việc được không?

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Hiện tại, có rất nhiều trường hợp bố, mẹ đưa cho người khác để nhờ xin việc cho con, nhưng sau khi sự việc không thành công thì không thể đòi lại được số tiền mà mình đã đưa, đối với trường hợp này theo quy định pháp luật phải xử lý như thế nào?

Trả lời

Đối với trường hợp nhờ xin việc được coi là việc mà người nhờ xác lập một giao dịch dân sự với người được nhờ xin việc. Theo điều 116 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 116. Giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Do vậy, đối với trường hợp này khi tiến hành nhận tiền người được nhờ phải có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên đưa tiền xin việc đưa ra.

Trong một số trường hợp bên được nhờ có thể xin việc cho bên đi nhờ, tuy nhiên cũng có một số trường hợp không thể xin được dẫn tới xảy ra tranh chấp. Do đây là giao dịch dân sự nên người đưa tiền chạy việc có thể đòi lại hoặc tiến hành khởi kiện đòi lại số tiền chạy việc. Sẽ có hai trường hợp có thể xảy ra:
– Người được nhờ chạy việc có khả năng tìm kiếm một công việc cho người đi nhờ
– Người được nhờ chạy việc không có khả năng tìm kiếm một công việc cho người đi nhờ

Với trường hợp đầu tiên thì việc giải quyết đơn giản hơn vì đó chỉ là tranh chấp dân sự có thể khởi kiện để đòi tiền. Theo quy định từ điều 117, 122, 131 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Điều 122. Giao dịch dân sự vô hiệu
Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.
Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Ngoài ra, nếu nhận chạy việc bằng cách hối lộ có thể bị vô hiệu theo quy định tại điều 123 Bộ luật dân sự 2015

Điều 123. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

Do vậy, nếu giao dịch dân sự vô hiệu thì hai bên khôi phục lại trình trạng ban đầu của giao dịch, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận tức là trả lại tiền chạy việc. Tuy nhiên trường hợp 2 nếu người được nhờ không có khả năng tìm việc cho người đi nhờ có thể bị truy tố về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản theo điều 174 của Bộ luật hình sự 2015

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b)98 (được bãi bỏ)
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Nếu gặp trường hợp 2 khách hàng có thể liên hệ với đồn công an gần nhất để tố cáo về hành vi lừa đảo này.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan