Thứ Năm (28/03/2024)

Góp tiền mua xe cần làm gì?

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Góp vốn mua xe như thế nào cho đảm bảo, tư vấn các bước cần làm để góp vốn mua xe, tư vấn soạn thảo văn bản góp vốn sở hữu chung tài sản tránh xảy ra tranh chấp sau này

Thưa luật sư tôi và bạn có góp tiền mua chung một chiếc xe ô tô, xe mua thế chấp tại ngân hàng. Chúng tôi đã thỏa thuận về việc bạn tôi đứng tên chủ sở hữu đối với chiếc xe và đứng tên trong các giao dịch vay thế chấp tại ngân hàng. Tôi muốn hỏi để đảm bảo quyền lợi của mình tôi cần làm những hồ sơ giấy tờ gì để chứng minh chiếc xe trên là tài sản chung của tôi và bạn mình trong trường hợp có tranh chấp xảy ra, những giấy tờ trên có cần phải công chứng hay không? Cảm ơn luật sư?

Trả lời

Chào anh, cảm ơn anh đã tin tưởng và đặt câu hỏi đến công ty chúng tôi. Sau khi nghiên cứu trường hợp của anh, tổ tư vấn pháp luật của công ty chúng tôi có đưa ra một số ý kiến giải đáp thắc mắc của anh như sau:
Thứ nhất về việc góp vốn chung giữa anh và bạn là một giao dịch dân sự. Theo quy định tại điều 16 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định:

Điều 116. Giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Vì thế để xác lập giao dịch dân sự này anh và bạn của anh cần lập một bản hợp đồng trong đó nội dung của bản hợp đồng có thể có những nội dung chính sau

1, Thông tin cá nhân của hai bên
2, Các nội dung thỏa thuận
– Thỏa thuận về tài sản mua chung là gì
– Số vốn góp của các bên, thời gian góp vốn, biên bản kèm theo xác nhận về việc bàn giao số tiền góp vốn
– Thỏa thuận về việc đứng tên chủ sở hữu đối với tài sản mua chung
– Thỏa thuận về người đứng tên trong các giao dịch vay vốn tại ngân hàng
– Nghĩa vụ và lợi ích của các bên
– Chữ ký

Sau khi góp tiền mua chung chiếc xe trên thì chiếc xe đó là tài sản thuộc quyền sở hữu chung giữa anh và bạn xác lập theo thỏa thuận dân sự quy định tại điều 208 bộ luật dân sự 2015:

Điều 208. Xác lập quyền sở hữu chung
Quyền sở hữu chung được xác lập theo thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo tập quán.

Trong trường hợp này nội dung việc thỏa thuận về một người đại diện đứng tên chủ sở hữu và biên bản xác nhận chuyển giao số tiền góp vốn chính là căn cứ pháp lý hợp pháp để anh có thể chứng minh tài sản chung trên là tài sản sở hữu chung khi có tranh chấp xảy ra. Tuy vậy, để tránh rủi ro  sau này bạn nên lập biên bản thỏa thuận góp vốn tại các tổ chức có chức năng công chứng để đảm bảo về tính hợp pháp nên có tranh chấp. Điểm c khoản 1 điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định rõ nếu trong trường hợp tài liệu đã được công chứng, chứng thực thì không cần phải chứng minh

Điều 92. Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh
1. Những tình tiết, sự kiện sau đây không phải chứng minh:
c) Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp; trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ tính khách quan của những tình tiết, sự kiện này hoặc tính khách quan của văn bản công chứng, chứng thực thì Thẩm phán có thể yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức công chứng, chứng thực xuất trình bản gốc, bản chính.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan