Thứ Sáu (19/04/2024)

Lệ phí môn bài của văn phòng đại diện

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Văn phòng đại diện có phải nộp lệ phí môn bài hay không? Mức lệ phí môn bài với văn phòng đại diện là bao nhiêu tiền?

Văn phòng đại diện có được kinh doanh?

Văn phòng đại diện có phải nộp lệ phí môn bài hay không? Mức lệ phí môn bài với văn phòng đại diện là bao nhiêu tiền? Theo khoản 2 điều 44 Luật doanh nghiệp 2020 về khái niệm văn phòng đại diện giải thích:

Điều 44. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.

Xem thêm: Quy định về thuế, lệ phí môn bài

So với luật doanh nghiệp 2014 thì LDN 2020 đã thêm đoạn “Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp” để làm rõ hơn quy định này. Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài được quy định tại khoản 6 điều 3 Luật thương mại 2005 như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
6. Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép.

Như vậy, theo quy định pháp luật văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh mà chỉ đại diện ủy quyền cho doanh nghiệp.

Ví dụ: Tìm kiếm khách hàng, thực hiện các hoạt động đại diện trao đổi với khách hàng

Trước đây có nhiều văn bản hướng dẫn quy định không rõ ràng, kể cả văn bản của cơ quan thuế dẫn tới hiểu nhầm về văn phòng đại diện có chức năng kinh doanh cụ thể:

Bộ Tài chính cũng có văn bản số 15865/BTC-CST và tổng cục thuế có công văn 658/TCT-CS đều khẳng định: đối với trường hợp Văn phòng đại diện của doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì phải nộp lệ phí môn bài; trường hợp Văn phòng đại diện không hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ thì không phải nộp lệ phí môn bài theo quy định.”

Văn phòng đại diện có phải nộp lệ phí môn bài không?

Theo quy định tại khoản 6 điều 2 nghị định 139/2016/NĐ-CP về đối tượng nộp lệ phí môn bài

Điều 2. Người nộp lệ phí môn bài
Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này, bao gồm:
6. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nếu có).

Văn phòng đại diện cũng không thuộc các đối tượng được miễn lệ phí môn bài theo quy định của điều 3 nghị định 139/2016/NĐ-CP. Do đó văn phòng đại diện chỉ phải nộp lệ phí môn bài nếu có các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Đa số các văn phòng đại diện chỉ có chức năng “thay mặt công ty giao dịch với khách hàng” mà không có chức năng kinh doanh do đó trong các trường hợp này văn phòng đại diện không phải nộp lệ phí môn bài.

Để rõ ràng hơn Bộ Tài chính cũng có văn bản số 15865/BTC-CST và tổng cục thuế có công văn 658/TCT-CS đều khẳng định: đối với trường hợp Văn phòng đại diện của doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì phải nộp lệ phí môn bài; trường hợp Văn phòng đại diện không hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ thì không phải nộp lệ phí môn bài theo quy định.”

Tuy nhiên, theo giải thích ở trên thì văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh do vậy không phải nộp lệ phí môn bài.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan