Thứ Năm (18/04/2024)

Quy định bồi thường khi mất xe?

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Gửi xe bị mất thì ai có trách nhiệm bồi thường? Đối với các nhà trọ, quán cafe, nhà hàng khi gửi xe bị mất thì ai phải bồi thường?

Hợp đồng gửi giữ tài sản

Các trường hợp có bố trí nhân viên trông giữ xe, bảo vệ thì việc gửi xe, giữ xe đã hình thành một giao dịch gửi giữ tai sản. Cụ thể theo quy định của bộ luật dân sự 2015

Điều 554. Hợp đồng gửi giữ tài sản
Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.
Điều 555. Nghĩa vụ của bên gửi tài sản
1. Khi giao tài sản phải báo ngay cho bên giữ biết tình trạng tài sản và biện pháp bảo quản thích hợp đối với tài sản gửi giữ; nếu không báo mà tài sản gửi giữ bị tiêu hủy hoặc hư hỏng do không được bảo quản thích hợp thì bên gửi phải tự chịu; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Phải trả đủ tiền công, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thỏa thuận.
Điều 556. Quyền của bên gửi tài sản
1. Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý.
2. Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.
Điều 557. Nghĩa vụ của bên giữ tài sản
1. Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ.
2. Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó, nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi.
3. Thông báo kịp thời cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí.
4. Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.
Điều 558. Quyền của bên giữ tài sản
1. Yêu cầu bên gửi trả tiền công theo thỏa thuận.
2. Yêu cầu bên gửi trả chi phí hợp lý để bảo quản tài sản trong trường hợp gửi không trả tiền công.
3. Yêu cầu bên gửi nhận lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên gửi một thời gian hợp lý trong trường hợp gửi giữ không xác định thời hạn.
4. Bán tài sản gửi giữ có nguy cơ bị hư hỏng hoặc tiêu hủy nhằm bảo đảm lợi ích cho bên gửi, báo việc đó cho bên gửi và trả cho bên gửi khoản tiền thu được do bán tài sản, sau khi trừ chi phí hợp lý để bán tài sản.

Cần lưu ý rằng việc giao kết hợp đồng có thể thực hiện bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể. Theo đó các trường hợp có vé gửi xe hoặc có nhân viên, bảo vệ trông giữ xe cho khách thì đều có thể xem là giao kết hợp đồng gửi giữ dưới hình thức là giao kết bằng lời nói, hành vi cụ thể theo quy định tại điều 119 bộ luật dân sự 2015

Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Tuy nhiên, cần chú ý rằng trông xe không phải nghĩa vụ của cửa hàng và không có quy định nào bắt buộc điều đó. Nhiều cửa hàng ghi rõ “khách hàng tự bảo quản phương tiện và tài sản cá nhân”

Mất xe bên nào phải bồi thường

Việc xác định có phải bồi thường hay không chia ra một số trường hợp bao gồm: có vé gửi xe, có người trông xe…

1. Trường hợp có vé gửi xe: Trong trường hợp này có thể xác định đây là hợp đồng gửi giữ tài sản. Do vậy, nếu xe bị mất bên trong xe có nghĩa vụ bồi thường.

2. Trường hợp có nhân viên bảo vệ: Cần lưu ý đối với trường hợp này nếu nhân viên trông xe thì cũng đã hình thành hợp đồng gửi giữ tài sản. Tuy nhiên, nếu nhân viên bảo vệ cửa hàng (không có nghĩa vụ trông xe) thì trong trường hợp này khách hàng sẽ phải chịu trách nhiệm

3. Ghi rõ “khách hàng tự bảo quản phương tiện và tài sản cá nhân”: Trong trường hợp này người sử dụng xe tự bảo quản tài sản. Vì vậy, nếu bị mất xe, cửa hàng không có trách nhiệm bồi thường


Tôi có thuê một phòng trọ tại Pháo Đài Láng, Đống Đa, Hà Nội. Dãy nhà trọ đó gồm có 12 phòng, chia làm 3 tầng, (mỗi tầng 3 phòng). Nhà chủ thì ở tầng trệt. Và những người  ở tầng trệt thì để xe trong phòng, còn những người ở tầng trên thì để xe ở tầng trệt. Chìa khóa cổng ra vào thì mỗi phòng giữ một chiếc. Tuy nhiên, vì khu trọ quá chật nên xe để ở tầng trệt không được khóa cổ xe, (để thuận tiện cho việc di chuyển những xe để phía trong ra ngoài khi cần đi đâu đó). Chủ nhà không làm hợp đồng gửi giữ, không lấy vé, và trong hợp đồng thuê nhà cũng không có thỏa thuận về điều khoản này nhưng, trên thực tế, chủ nhà lại thu 100.000 đồng/xe/tháng tiền gửi xe. Vừa rồi, một hôm khi mà xuống lấy xe để đi làm, thì tôi phát hiện chiếc xe máy airblade của mình đã bị mất, cùng với tôi cũng có 02 xe khác bị mất. Vậy tôi muốn hỏi, trong trường hợp mất xe này thì chủ nhà có phải chịu trách nhiệm không? Nếu có thì sẽ được bồi thường như thế nào?

Trả lời

Từ những thông tin mà bạn đưa ra, căn cứ vào các quy định của pháp luật, trước hết có thể thấy:

Thứ nhất, cơ sở để xác định chủ cho thuê nhà có trách nhiệm trong việc chiếc xe của bạn bị mất hay không thì trước hết là phải xem giữa hai bên có xác lập hợp đồng (thỏa thuận bằng miệng hoặc văn bản) về việc bảo quản tài sản (là chiếc xe đó) hay không hoặc trong hợp đồng thuê nhà có điều khoản thỏa thuận nào quy định về trách nhiệm của chủ nhà trọ trong việc trông giữ, bảo quản tài sản hay không?

Xem xét trong trường hợp của bạn, thì mặc dù chủ nhà không làm hợp đồng gửi giữ, không lấy vé, và trong hợp đồng thuê nhà cũng không có thỏa thuận về điều khoản này, nhưng trên thực tế, chủ nhà lại thu 100.000 đồng/ xe/tháng, điều đó có nghĩa là hợp đồng gửi giữ tài sản giữa bạn và chủ nhà đã được xác lập thông qua hành vi gửi xe của bạn tại tầng trệt và việc chủ nhà quy định về việc thu tiền gửi xe 100.000 đồng/xe/tháng.

Do vậy, chủ nhà trọ phải có trách nhiệm giữ và bảo quản tài sản là chiếc xe nêu trên cho khách thuê trọ (là bạn). Và chính vì vậy mà khi chiếc xe của bạn bị mất thì chủ nhà trọ phải có trách nhiệm bồi thường cho bạn

Thứ hai, nếu không tìm thấy xe thì bồi thường như thế nào?

Về việc bồi thường của chủ nhà trọ, thì do trong hợp đồng nhà không có điều khoản nào quy định về trách nhiệm bảo quản tài sản cho người thuê trọ; đồng thời cũng không có hợp đồng gửi giữ tài sản bằng văn bản, không có lấy vé, do vậy khi mất xe sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị mất. Và theo nguyên tắc thì thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thứcbồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc; phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (Điều 585 BLDS 2015).

Nếu không thỏa thuận được về mức bồi thường, hoặc chủ trọ không chịu bồi thường, trốn tránh nghĩa vụ bồi thường, thì bạn có thể làm đơn khởi kiện chủ trọ lên Tòa án có thẩm quyền để đòi bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, khi làm đơn thìđể đảm bảo quyền lợi của mình, bạn cần xuất trình các chứng cứ để chứng minh yêu cầu của mình là hợp pháp: ví dụ như giấy tờ xe, xác nhận về việc nộp tiền gửi xe hàng tháng hoặc nhân chứng…

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan