Thứ Tư (24/04/2024)

Yêu cầu phiếu lý lịch tư pháp khi đăng ký kinh doanh “cầm đồ”

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Cung cấp phiếu lý lịch tư pháp khi đăng ký kinh doanh cầm đồ? Điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ? Điều kiện đăng ký ngành nghề dịch vụ cầm đồ

Gần đây, một số trường hợp đăng ký kinh doanh ngành nghề “dịch vụ cầm đồ” được phòng đăng ký kinh doanh thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ với nội dung:

Căn cứ tại văn bản số 3877/BKHĐT-ĐKKD ngày 07/06/2019 của Bộ kế hoạch đầu tư về việc triển khai chỉ thị 12/CT-TTg yêu cầu: đối với hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ cầm đồ, đòi nợ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có thể yêu cầu người đăng ký thành lập doanh nghiệp nộp phiếu lý lịch tư pháp theo quy định tại Khoản 2 điều 18 luật doanh nghiệp 2014. Vì vậy, đối với ngành nghề kinh doanh “dịch vụ cầm đồ” mã ngành 6492, đề nghị doanh nghiệp bổ sung phiếu lý của tư pháp của…

Hiện tại, về mặt quy định, tại chỉ thị 12/CT-TTg có nội dung liên quan tới ngành nghề cầm đồ, đòi nợ như sau:

7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
a) Chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ việc đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh dịch vụ cầm đồ, đòi nợ.
b) Phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an trong việc xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho các cơ sở kinh doanh cầm đồ, đòi nợ; cung cấp thông tin của doanh nghiệp phục vụ công tác điều tra các vụ án hình sự liên quan đến “tín dụng đen”; phối hợp tổ chức hậu kiểm việc chấp hành quy định của pháp luật về đầu tư, kinh doanh.
c) Khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 12169/VPCP-KTTH ngày 14 tháng 12 năm 2018 về việc sửa đổi quy định về ngành nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Hiện tại công văn 3877/BKHĐT-ĐKKD chưa được công bố rộng rãi trên các trang thông tin điện tử, tuy nhiên một số địa phương đã có văn bản hướng dẫn về việc đăng ký kinh doanh như sau:

1. Đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Phòng Tài chính- Kế hoạch rà soát kỹ việc cấp đăng ký kinh doanh Hộ kinh doanh, Hợp tác xã trên địa bàn có đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề dịch vụ cầm đồ theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp cần thiết, có thể yêu cầu Người thành lập Hộ kinh doanh, Hợp tác xã cung cấp hồ sơ chứng minh địa điểm kinh doanh, trụ sở thuộc quyền sở hữu/quyền sử dụng hợp pháp của Hộ kinh doanh, Hợp tác xã.
Đồng thời, thông tin thêm đến Người thành lập Hộ kinh doanh, Hợp tác xã điều kiện về an ninh, trật tự đối với ngành nghề này theo quy định tại Điều 9 Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ để Người thành lập Hộ kinh doanh, Hợp tác xã xem xét, nếu đáp ứng đủ điều kiện thì đăng ký, còn nếu không đáp ứng thì vận động Người thành lập Hộ kinh doanh, Hợp tác xã tạm thời chưa đăng ký, cụ thể như sau:
“ Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải là người có hộ khẩu thường trú ít nhất 05 năm tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký đặt địa điểm hoạt động kinh doanh và trong thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm đăng ký kinh doanh không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi: Chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, cho vay lãi nặng, đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản”.
2. Đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Phòng Tài chính-Kế hoạch rà soát lại các Hộ kinh doanh, Hợp tác xã trên địa bàn có đăng ký kinh doanh ngành nghề dịch vụ cầm đồ, cũng như sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký Hộ kinh doanh, Hợp tác xã có đăng ký kinh doanh ngành nghề dịch vụ cầm đồ gửi thông tin đến Cơ quan công an cùng cấp, UBND cấp xã để phối hợp trong việc xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự và thực hiện phối hợp quản lý nhà nước trên địa bàn.
3. Đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ chỉ đạo Phòng Đăng ký kinh doanh khi thực hiện nhiệm vụ phải xem xét kỹ điều kiện theo quy định đối với ngành nghề dịch vụ cầm đồ, đòi nợ, trong đó có việc yêu cầu nộp Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp và gửi thông tin đến Cơ quan công an cùng cấp, UBND cấp huyện, UBND cấp xã để phối hợp trong việc xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự và thực hiện phối hợp quản lý nhà nước trên địa bàn.
4. Để hỗ trợ, tạo điều kiện cho Tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện thủ tục hành chính và phối hợp thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ nghiên cứu, đề xuất thực hiện quy trình liên thông TTHC về cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Hộ kinh doanh, Hợp tác xã và Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự.

Tại khoản 2 điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về việc yêu cầu cung cấp phiếu lý lịch tư pháp như sau:

Điều 18. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
……
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Như vậy, trong trường hợp này, ý kiến của cơ quan đăng ký kinh doanh là có cơ sở, khách hàng có nhu cầu đăng ký dịch vụ cầm đồ vui lòng liên hệ với chúng tôi

Xem thêm: Thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp


Yêu cầu phiếu lý lịch tư pháp khi chuyển đổi loại hình công ty có phù hợp?

Hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp bị thông báo: “Bổ sung phiếu lý lịch tư pháp của người đại diện theo pháp luật và các cổ đông góp vốn khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 và theo chỉ thị số 12/CT-TTg của thủ tướng chính phủ do doanh nghiệp có đăng ký ngành nghề có mã 6492 “Hoạt động cấp tín dụng khác Chi tiết: Cầm đồ”

Trả lời

Theo quy định tại khoản 2 điều 18 luật doanh nghiệp 2014 có nêu: “Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh”. Như vậy, việc yêu cầu lý lịch tư pháp có thể áp dụng đối với trường hợp “đăng ký thành lập doanh nghiệp” theo quy định tại khoản 2 điều 18 luật doanh nghiệp 2014.

Theo định nghĩa tại khoản 1 điều 3 nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định: “…Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của Nghị định này

Theo quy định trên đã phân biệt rõ các công việc “đăng ký thành lập doanh nghiệp” và “đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp” là hai hoạt động khác nhau khi đăng ký doanh nghiệp.

Ngoài ra, khi thực hiện thao tác trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia, tại khối dữ liệu “hình thức đăng ký” của doanh nghiệp cũng thể hiện rõ (xem hình dưới) hình thức đăng ký là “đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp/đơn vị trực thuộc”.

Do vậy, việc yêu cầu bổ sung lý lịch tư pháp trong hồ sơ là chưa phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan