Chủ Nhật (10/11/2024)

Phương pháp tính thuế là gì? Các loại phương pháp tính thuế?

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.

Phương pháp tính thuế là gì? Các loại phương pháp tính thuế? Xác định phương pháp tính thuế với doanh nghiệp, chi nhánh

Phương pháp tính thuế là gì?

Khi thành lập công ty, tổ chức thì đơn vị sẽ phải áp dụng phương pháp tính thuế. Phương pháp tính thuế được hiểu là cách thức xác định mức thuế phải đóng của đơn vị (tuỳ trường hợp) để đảm bảo việc tuân thủ nghĩa vụ thuế của đơn vị

Phương pháp khấu trừ

Phương pháp khấu trừ là phương pháp tính thuế GTGT, trong đó: Số thuế phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào. Cụ thể theo quy định tại điều 10 Luật thuế GTGT 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2013) quy định về phương pháp khấu trừ như sau:

Điều 10. Phương pháp khấu trừ thuế
1. Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
a) Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ;
b) Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng.
Thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng bằng giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ đó.
Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ giá tính thuế giá trị gia tăng xác định theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 7 của Luật này;
c) Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 12 của Luật này.
2. Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ bao gồm:
a) Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh;
b) Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều kiện để áp dụng phương pháp khấu trừ thuế

Trước đây theo quy định của thông tư 219/2013/TT-BTC và thông tư 119/2014/TT-BTC thì doanh nghiệp mới thành lập áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp, muốn áp dụng phương pháp khấu trừ phải nộp mẫu 06/GTGT, từ ngày 05/11/2017 theo thông tư 93/2017/TT-BTC quy định:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 3, Khoản 4 Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính) như sau:
1. Bỏ các khổ 1, 2, 3, 4, 5 sau điểm đ Khoản 3 Điều 12 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính) và thay bằng nội dung như sau:
Phương pháp tính thuế của cơ sở kinh doanh xác định theo Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 và Điều 2 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính).

Theo quy định trên việc xác định phương pháp tính thuế GTGT căn cứ theo Hồ sơ khai thuế GTGT do cơ sở kinh doanh gửi đến cơ quan thuế, cụ thể:
– Nếu cơ sở kinh doanh đăng ký áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì gửi Tờ khai thuế GTGT Mẫu số 01/GTGT, 02/GTGT đến cơ quan thuế.
– Nếu cơ sở kinh doanh đăng ký áp dụng phương pháp trực tiếp thì gửi Tờ khai thuế GTGT Mẫu số 03/GTGT, 04/GTGT đến cơ quan thuế
(Xem thêm tại công văn 4253/TCT-CS ngày 20/09/2017 của Tổng cục thuế)

Theo các căn cứ trên thì việc yêu cầu doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính thuế khi đăng ký kinh doanh là không có cơ sở

Phương pháp tính thuế trực tiếp

Tại điều 11 Luật thuế GTGT 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2013) quy định về phương pháp tính thuế trực tiếp như sau:

Điều 11. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng
1. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.
Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.
2. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau:
a) Đối tượng áp dụng:
– Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
– Hộ, cá nhân kinh doanh;
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có doanh thu phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, trừ tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam khấu trừ nộp thay;
– Tổ chức kinh tế khác, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
b) Tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
– Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;
– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
– Hoạt động kinh doanh khác: 2%

Phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT trong thông tư 02/2019/TT-BKHĐT chủ yếu nhắc tới hoạt động kinh doanh vàng, bạc, theo đó số thuế phải nộp = (giá bán ra – giá mua vào) x tỷ lệ % tính thuế (tham khảo
điều 11 Luật thuế GTGT 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2013) và khoản 4 điều 11 thông tư 156/2013/TT-BTC )

Điều 11. Khai thuế giá trị gia tăng (Thông tư 156/2013/TT-BTC)
4. Khai thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng
a) Đối tượng khai thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là người nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng theo quy định pháp luật về thuế GTGT.
b) Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng tháng/quý tính theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là Tờ khai thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 03/GTGT ban hành theo Thông tư này.

Phương pháp tính thuế trực tiếp trên doanh số (hay còn gọi là trên doanh thu) nhắc tới các hoạt động kinh doanh khác tính thuế trên doanh thu không cần xác định chi phí, theo đó thuế phải nộp = doanh thu (doanh số) x tỷ lệ % tính thuế (Tham khảo khoản 2 điều 11 Luật thuế GTGT 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2013) và khoản 5 điều 11 thông tư 156/2013/TT-BTC)

Điều 11. Khai thuế giá trị gia tăng (Thông tư 156/2013/TT-BTC)
5. Khai thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu
a) Đối tượng khai thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu là người nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu theo quy định pháp luật về thuế GTGT.
b) Hồ sơ khai thuế GTGT tháng/quý tính theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu là Tờ khai thuế giá trị gia tăng mẫu số 04/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính. (Sửa đổi bởi thông tư 26/2015/TT-BTC)
c) Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng theo từng lần phát sinh tính theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu là Tờ khai thuế giá trị gia tăng mẫu số 04/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này.

Phương pháp tính thuế của đơn vị phụ thuộc

Đối với chi nhánh thì sao, việc lựa chọn phương pháp tính thuế như thế nào? Có cần lựa chọn phương pháp tính thuế trong hồ sơ thành lập chi nhánh không? Tại điểm b khoản 4 điều 3 thông tư 119/2014/TT-BTC quy định như sau:

Điều 3. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng như sau:
4. Các trường hợp khác:
b) Đối với doanh nghiệp đang nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có thành lập chi nhánh (bao gồm cả chi nhánh được thành lập từ dự án đầu tư của doanh nghiệp), nếu chi nhánh thuộc trường hợp khai thuế GTGT riêng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế thì xác định phương pháp tính thuế của Chi nhánh theo phương pháp tính thuế của doanh nghiệp đang hoạt động. Trường hợp chi nhánh không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu hoặc chi nhánh ở địa phương cấp tỉnh, thành phố cùng nơi doanh nghiệp có trụ sở chính nhưng không thực hiện kê khai riêng thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của doanh nghiệp.

Theo quy định này thì phương pháp tính thuế của chi nhánh sẽ theo phương pháp tính thuế của công ty chủ quản, cho dù có chọn hay không chọn trong hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh. Do vậy, đối với trường hợp thành lập chi nhánh cũng không nhất thiết chọn phương pháp tính thuế mà sẽ áp dụng theo công ty mẹ.

So sánh phương pháp trực tiếp và khấu trừ

Khấu trừ và trực tiếp là hai phương pháp tính thuế thường xuyên được lựa chọn trong các doanh nghiệp. Vậy theo quy định hai phương pháp này có gì giống và khác nhau

Phương pháp TRỰC TIẾPPhương pháp KHẤU TRỪ
1. Đối tượng áp dụng           
Đối với doanh nghiệp có doanh thu nhỏ hơn 1 tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện PP khấu trừ. (Trước 1/1/2014) Còn doanh nghiệp mới thành lập có tài sản cố định lớn hơn 1 tỷ đồng hoặc không phải là chi nhánh hoặc dự án mới của DN nộp thuế giá trị gia tăng theo pp khấu trừ Hộ cá nhân kinh doanhDN thành lập ( trước 1/1/2014) có doanh thu năm lớn hơn 1 tỷ thì áp dụng phương pháp khấu trừ DN đã thành lập (trước 1/1/2014) có DN năm < 1 tỷ, đã đăng ký tự nguyện áp dụng PP khấu trừ DN mới thành lập (từ sau 1/1/2014) có TSCĐ>=1 tỷ, hoặc chỉ là chi nhánh , dự án mới của DN nộp thuế GTGT  theo pp khấu trừ
2. Hóa đơn sử dụng 
Hóa đơn bán hàng mẫu 02GTGTHóa đơn GTGT mẫu 01GTGT
3.Tính thuế GTGT 
VAT = DN * tỷ lệ %VAT phải nộp = VAT đầu ra – VAT đầu vào khấu trừ
Tỷ lệ được tính như sau:VAT đầu ra =DT (giá bán chưa thuế) X thuế suất
– Về việc phân phối và cung cấp hàng hóa: 1%
– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu :5%
– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu 3%
– Hoạt động kinh doanh khác 2%
Thuế suất được tính như sau;  
– Không chịu thuế  
– Chịu thuế 0%  
– Chịu thuế 5%  
– Chịu thuế 10%
4. Khai thuế giá trị gia tăng 
Mẫu 04/GTGTMẫu 01/GTGT
Kèm theo bảng kê bán ra 04-1/GTGT ( không có bản kê mua vào)Kèm theo bảng kê bán ra 01-1/GTGT và bảng kê mua vào 01-2/GTGT
5. Ưu điểm 
– Được khấu trừ thuế GTGT đầu vào;
– Có thể cân đối số thuế GTGT phải đóng bằng cách mua hàng để dự trữ và để xuất dùng…
– Đối với doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu, có dự án đầu tư thì chỉ sử dụng phương án này thì mới được hoàn thuế.
– DN không cần phải thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ, không cần các hóa đơn GTGT ở đầu vào vì không được khấu trừ thuế.
– Thuế GTGT được thu trực tiếp trên doanh thu, (tỷ lệ này chỉ từ 1% – 5%, tùy ngành).  
6. Nhược điểm 
– Nhiều quy định, yêu cầu liên quan đến hóa đơn, thuế suất của các hàng hóa, dịch vụ…. – Yêu cầu chuyên môn về kế toán cao.  – Không được khấu trừ, hoàn thuế  GTGT đầu vào ảnh hưởng đến chi phí và giá thành sản phẩm, dịch vụ

Chính vì có 2 sự lựa chọn, nên vấn đề được đặt ra là doanh nghiệp sẽ chọn cách tính nào để có lợi cho doanh nghiệp – số thuế GTGT phải nộp là nhỏ nhất?

Câu trả lời là tùy vào tình hình, đặc điểm của mỗi doanh nghiệp, mà có sự lựa chọn tối ưu:
1. Đối với những doanh nghiệp có số thuế GTGT mua vào gần tương ứng với số thuế GTGT bán ra, có nghĩa là chênh lệch giữa thuế GTGT bán ra và thuế GTGT mua vào không nhiều => số thuế GTGT phải nộp là nhỏ, hoặc không phải nộp thuế GTGT. Những doanh nghiệp loại này thì nên chọn cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Thường là các doanh nghiệp sau:
– Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình cho doanh nghiệp chế xuất; vận tải quốc tế…áp dụng mức thuế suất đầu ra là 0%; doanh nghiệp kinh doanh các hàng hóa dịch vụ không phải khai, tính nộp thuế GTGT. Các doanh nghiệp này, thì thuế GTGT đầu ra là bằng 0 nhưng thuế GTGT đầu vào thì được khấu trừ toàn bộ   => không phát sinh số thuế GTGT phải nộp, nhưng lại được hoàn thuế đầu vào
– Doanh nghiệp kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT như: sản phẩm trồng trọt, giống vật nuôi, giống cây trồng, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ cấp tín dụng, kinh doanh chứng khoán bao, dịch vụ y tế, dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích, dạy học, dạy nghề, … => không phát sinh số thuế GTGT phải nộp
– Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, hay các ngành nghề khác mà có đầy đủ hóa đơn GTGT của hàng mua vào tương ứng với hàng bán ra chịu thuế GTGT, và chênh lệch giữa giá bán ra và giá mua là nhỏ (tỷ lệ lợi nhuận thấp) 
=> số thuế GTGT phải nộp là không đáng kể

2. Đối với những doanh nghiệp không có số thuế GTGT mua vào, hoặc thuế GTGT mua vào là quá nhỏ so với số thuế GTGT bán ra => số thuế GTGT phải nộp là rất lớn nếu chọn theo phương pháp khấu trừ. Những doanh nghiệp loại này thì nên chọn cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Thường là các doanh nghiệp sau:
– Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn thiết kế, lập dự toán, tư vấn pháp lý, dịch vụ nhân sự, các dịch vụ khác mà chi phí chủ yếu là tiền lương (nhân công/chất xám) hoặc chi phí không có hóa đơn GTGT.
– Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, hay các ngành nghề khác mà không có hóa đơn GTGT của hàng mua vào như mua bán sản phẩm nông/lâm/ngư nghiệp, đất đá cát sỏi (mua từ người trực tiếp sản xuất bán ra)
=> số thuế GTGT đầu vào là hầu như không có hoặc rất nhỏ so với thuế GTGT đầu ra. Nếu chọn theo phương pháp khấu trừ thì thuế GTGT phải nộp là rất lớn. Chính vì thế nộp theo phương pháp trực tiếp sẽ tối ưu hơn vì số thuế GTGT phải nộp là nhỏ.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan