Thứ Sáu (29/03/2024)

An toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất thực phẩm

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Chứng nhận an toàn thực phẩm cho các đơn vị sản xuất thực phẩm như thế nào? Hồ sơ, thủ tục, trình tự chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất

Trên thực tế, nhiều sản phẩm thực phẩm có thể sử dụng tại gia đình (có thể qua chế biến hoặc không), các sản phẩm này được gọi là sản phẩm bao gói sẵn. Trong bài viết này sẽ hướng dẫn điều kiện và thủ tục đối với cơ sở sản xuất thực phẩm bao gói sẵn

Sản xuất thực phẩm bao gói sẵn là gì?

Theo điều 4 luật an toàn thực phẩm 2010 định nghĩa về sản xuất thực phẩm như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
14. Sản xuất thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản để tạo ra thực phẩm.
27. Thực phẩm bao gói sẵn là thực phẩm được bao gói và ghi nhãn hoàn chỉnh, sẵn sàng để bán trực tiếp cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng để ăn ngay.

Theo quy định của luật an toàn thực phẩm các cơ sở sản xuât thực phẩm phải thực hiện cấp chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định. Đối với trường hợp cơ sở sản xuất thực phẩm bao gói sẵn ngoài việc chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm còn phải thực hiện thủ tục tự công bố thực phẩm trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.

Điều kiện với cơ sở sản xuất thực phẩm bao gói sẵn

Cơ sơ sản xuất thực phẩm bao gói sẵn đáp ứng điều kiện chung theo quy định tại điều 19 luật an toàn thực phẩm 2010 như sau:

Điều 19. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
b) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
c) Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
d) Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
e) Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định cụ thể về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

Theo hướng dẫn bởi Điểm 8 Công văn 5845/BCT-KHCN năm 2013

Trả lời công văn của Sở Công Thương các tỉnh/thành phố về việc hướng dẫn triển khai thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm được phân công tại Luật An toàn thực phẩm, Bộ Công Thương có ý kiến sau:

8. Tiêu chuẩn mẫu nước phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng nước sinh hoạt số 02:2009/BYT.

Trên đây là một số hướng dẫn của Bộ Công Thương triển khai thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm được phân công tại Luật An toàn thực phẩm. Đề nghị Sở Công Thương các tỉnh/thành phố thực hiện theo chức năng quản lý nhà nước của đơn vị./.

Ngoài các quy định trên cơ sở còn phải đáp ứng quy định theo điều 27 luật an toàn thực phẩm 2010

Điều 27. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến
1. Cơ sở kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Tuân thủ quy định về ghi nhãn thực phẩm;
b) Tuân thủ các điều kiện về bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, điều kiện về bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm quy định tại Điều 18 và Điều 20 của Luật này;
c) Bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh;
d) Bảo quản thực phẩm theo đúng hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất.
2. Cơ sở kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến không bao gói sẵn phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có biện pháp bảo đảm cho thực phẩm không bị hỏng, mốc, tiếp xúc với côn trùng, động vật, bụi bẩn và các yếu tố gây ô nhiễm khác;
b) Rửa sạch hoặc khử trùng các dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm trước khi sử dụng đối với thực phẩm ăn ngay;
c) Có thông tin về xuất xứ và ngày sản xuất của thực phẩm.

Điều kiện với thực phẩm đã bao gói sẵn

Theo quy định tại khoản 3 điều 12 luật an toàn thực phẩm 2010 quy định “3. Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn phải đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường”. Thủ tục công bố theo quy định tại nghị định 15/2018/NĐ-CP.

Thủ tục cấp chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất thực phẩm bao gói sẵn

Hồ sơ cấp chứng nhận an toàn thực phẩm
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (mẫu tại nghị định 67/2016/NĐ-CP, sửa đổi bởi nghị định 155/2018/NĐ-CP)
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất (có xác nhận của cơ sở);
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
– Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.

Cơ quan giải quyết: Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm

Lệ phí: 2.500.000 VNĐ theo thông tư 67/2021/TT-BTC

Trình tự xin giấy phép an toàn thực phẩm

Bước 1: Cơ sở tiến hành cho nhân viên khám sức khỏe tại cơ sở y tế và tập huấn về an toàn thực phẩm cho nhân viên.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định
Bước 3: Nộp hồ sơ tại chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm
Bước 4: Đón tiếp đoàn thẩm định
Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi hồ sơ hợp lệ đoàn thẩm định sẽ tiến hành thẩm định cơ sở.
Đoàn thẩm định sẽ tiến hành đối chiếu thông tin và thẩm định tính pháp lý của hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở theo quy định; thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định và ghi vào mẫu biên bản
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
+ Trong trường hợp cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm thì sẽ được cấp giấy chứng nhận. Giấy chứng nhận có giá trị trong vòng 3 năm kể từ ngày ký. Trước thời hạn hết hiệu lực 6 tháng thì cơ sở cần xin cấp lại Giấy chứng nhận này.
+ Trường hợp cơ sở chưa đủ điều kiện cần thực hiện bổ sung hồ sơ trong vòng 60 ngày, khi đáp ứng điều kiện được cấp Giấy chứng nhận cơ sở mới được phép hoạt động.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan