Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng
Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.
Thực phẩm chức năng là gì? Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng?
Nội dung bài viết
Thực phẩm chức năng là gì?
Thực phẩm chức năng theo quy định tại khoản 23 Điều 2 luật an toàn thực phẩm 2018 là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học. Ví dụ như: Viên C sủi, thực phẩm hỗ trợ trắng da và làm chậm quá trình lão hóa, Các loại vitamin,…
Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng
Ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng? Về ngành nghề đối với hoạt động kinh doanh thực phẩm chức năng theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg như sau:
STT | Tên ngành | Mã ngành |
1 | Bán buôn thực phẩm Chi tiết: Bán buôn thực phẩm chức năng (Luật an toàn thực phẩm 2010) | 4632 |
2 | Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh Chi tiết: Bán lẻ thực phẩm chức năng (Luật an toàn thực phẩm 2010) | 4722 |
Điều kiện về an toàn thực phẩm? Thực phẩm chức năng khi kinh doanh phải có đủ điều kiện về an toàn thực phẩm cụ thể:
– Đối với cơ sở sản xuất: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP)
– Đối với cơ sở kinh doanh: Phải đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn
– Đối với sản phẩm: Phải thực hiện công bố trước khi đưa lưu thông trên thị trường
Điều kiện công bố thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng để được lưu hành tại Việt Nam cần phải được công bố hợp quy theo quy định tại nghị định 15/2018/NĐ-CP và 43/2014/TT-BYT. Xem thêm: Thủ tục công bố thực phẩm chức năng
Kiểm tra nhập khẩu đối với thực phẩm chức năng
Theo quy định tại điều 13 nghị định 15/2018/NĐ-CP thực phẩm chức năng đã thực hiện công bố được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm.
Điều 13. Các trường hợp được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu (trừ các trường hợp có cảnh báo về an toàn thực phẩm)
1. Sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.
Mức phạt với việc kinh doanh thực phẩm chức năng không công bố
Theo quy định tại nghị định 115/2018/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 124/2021/NĐ-CP)
Điều 21. Vi phạm quy định về đăng ký bản công bố sản phẩm
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc quy định của cơ quan có thẩm quyền hoặc tiêu chuẩn đã công bố
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật trong sản xuất, nhập khẩu sản phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc sản xuất, nhập khẩu sản phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm mà không có Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, nhập khẩu thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế; hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Câu hỏi thường gặp
Hộ kinh doanh có thể thực hiện kinh doanh thực phẩm chức năng khi đáp ứng các điều kiện theo quy định trên.
Việc kinh doanh thực phẩm chức năng online cũng như offline đều phải đáp ứng quy định về giấy phép công bố thực phẩm.