Thứ Ba (19/03/2024)

Ai được vay vốn từ Quỹ quốc gia về giải quyết việc làm

Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các bài viết của AZLAW, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "azlaw". (Ví dụ: thành lập công ty azlaw). Tìm kiếm ngay

Ai là đối tượng được vay vốn giải quyết việc làm? Hồ sơ, thủ tục vay vốn giải quyết việc làm.

Đối tượng được vay vốn giải quyết việc làm

Điều 12 Luật Việc làm năm 2013 quy định:

Điều 12. Đối tượng vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm
1. Đối tượng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm bao gồm:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh;
b) Người lao động.
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc các trường hợp sau đây được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức lãi suất thấp hơn:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số;
b) Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật.

Bên cạnh đó, Điều 23 Nghị định 65/2013/NĐ-CP quy đinh:

Điều 23. Đối tượng vay vốn
1. Đối tượng vay vốn được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật Việc làm.
2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh (sau đây gọi chung là cơ sở sản xuất, kinh doanh) sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số tại Điểm a Khoản 2 Điều 12 Luật Việc làm được quy định như sau:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số;
c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số.

Từ quy định tại Điều 12 Luật Việc làm năm 2013 và Điều 23 Nghị định 65/2013/NĐ-CP, đối tượng được vay vốn giải quyết việc làm bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động. Đối tượng được vay vốn giải quyết việc làm sẽ được chia làm 02 loại:

Đối tượng được vay vốn giải quyết việc làm với lãi suất bình thường

  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh.
  • Người lao động.

Đối tượng được vay vốn giải quyết việc làm với lãi suất ưu đãi

  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật.
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số.
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số.
  • Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật.

Trong đó, để được vay vốn giải quyết việc làm với lãi suất ưu đãi cần đáp ứng những điều kiện sau:

  • Là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh.
  • Sử dụng từ 30% số lượng hoặc tổng số lượng lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số.

Điều kiện vay vốn giải quyết việc làm

– Với người lao động cần đáp ứng: có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có nhu cầu vay vốn để tự tạo việc làm hoặc thu hút thêm lao động, cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án.

– Với cơ sở sản xuất, kinh doanh cần đáp ứng

Mức vay, lãi suất và thời hạn vay vốn giải quyết việc làm

Mức vay, lãi suất, thời hạn vay vốn giải quyết việc làm theo quy định chỉ quy định về mức tối đa. Vậy nên, mức vay, lãi suất và thời hạn vay sẽ có sự khác biệt dựa vào quyết định của Ngân hàng Chính sách xã hội và tình hình kinh tế của đất nước nói chung và ngân sách của địa phương nói riêng.

Bên cạnh đó, mức vay, lãi suất, thời hạn vay còn được quyết định dựa trên khả năng thu hồi vốn và khả năng thực hiện, triển khai của dự án trên thực tế. Mặc dù không có mức cụ thể nhưng mức tối đa của mức vay, lãi suất, thời hạn vay vốn được quy định như sau:

Về mức vay: không quá 02 tỷ đồng cho một dự án, không quá 100 triệu đồng cho một người lao động.

Về lãi suất: lãi suất vay đối với đối tượng bình thường tương đương lãi suất vay đối với hộ cận nghèo, lãi suất vay đối với đối tượng ưu tiên bằng một sửa so với lãi suất vay đối với đối tượng bình thường.

Về thời hạn vay: Thời hạn vay tối đa 120 tháng.

Về lãi suất quá hạn: lãi suất quá hạn bằng 130% so với lãi suất khi vay.

Thủ tục đăng ký vay vốn giải quyết việc làm

Việc đăng ký vay vốn giải quyết việc làm, hồ sơ vay vốn sẽ trải qua sự thẩm định và xét duyệt của 02 cơ quan. Trình tự, thủ tục đăng ký vay vốn giải quyết việc làm cụ thể như sau:

  • Chuẩn bị hồ sơ: với người lao động chỉ cần chuẩn bị Giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của UBND xã, với cơ sở sản xuất, kinh doanh cần chuẩn bị dự án vay vốn có xác nhận của UBND cấp xã, Bản sao Giấy đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng ưu tiên (nếu có).
  • Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Ngân hàng Chính sách xã hội.
  • Thời hạn tiếp nhận hồ sơ: 10 ngày làm việc.
  • Cơ quan xem xét hồ sơ: UBND cấp huyện
  • Thời hạn xem xét hồ sơ: 05 ngày làm việc.
Vay vốn giải quyết việc làm phải trả trong bao lâu?

Thời hạn trả khoản vay giải quyết việc làm do Ngân hàng Chính sách xã hội thỏa thuận với đối tượng vay vốn giải quyết việc làm. Tuy nhiên, thời hạn tối đa đối với một khoản vay giải quyết việc làm theo quy định là 120 tháng.

Lãi suất quá hạn khi vay vốn giải quyết việc làm là bao nhiêu?

Lãi suất quá hạn khi vay vốn giải quyết việc làm là 130% lãi suất vay vốn giải quyết việc làm. Cụ thể tính theo lãi suất vay vốn giải quyết việc làm của năm 2023, lãi suất quá hạn khi vay vốn giải quyết việc làm là: 10,296% với đối tượng bình thường và 5,148% với đối tượng được ưu tiên.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan