Thứ Bảy (27/04/2024)

Tra cứu giới hạn nồng độ, hàm lượng chất trong mỹ phẩm

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Tra cứu giới hạn nồng độ chất trong mỹ phẩm là gì? Trường hợp nào phải tra cứu giới hạn nồng độ chất trong mỹ phẩm? Cách thức tra cứu giới hạn nồng độ chất trong mỹ phẩm

Tra cứu giới hạn, nồng độ chất trong mỹ phẩm là gì?

Khi thực hiện thủ tục công bố mỹ phẩm, tại mục thành phần sẽ phải ghi chi tiết thành phần các chất giới hạn nồng độ theo quy định tại thông tư 06/2011/TT-BYT:

Nêu đầy đủ tỷ lệ phần trăm của các thành phần có quy định về giới hạn nồng độ, hàm lượng tại các Phụ lục (Annexes) của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN. Giữa hàng đơn vị và hàng thập phân được đánh dấu bằng dấu phẩy (“,”).

Tại văn bản số 7048/QLD-MP về việc cập nhật quy định về các chất sử dụng trong mỹ phẩm ngày 25/07/2022 của cục quản lý dược nêu rõ:

1. Các Phụ lục (Annex) của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN bao gồm:
– Phụ lục II. Danh mục các chất không được phép sử dụng trong sản phẩm mỹ phẩm;
Phụ lục III. Danh mục các chất có quy định giới hạn nồng độ, hàm lượng trong sản phẩm mỹ phẩm;
– Phụ lục IV. Các chất màu được phép dùng trong mỹ phẩm;
– Phụ lục VI. Danh mục các chất bảo quản được phép sử dụng trong sản phẩm mỹ phẩm;
– Phụ lục VII. Danh mục các chất lọc tia tử ngoại.

Theo đó, đối với các chất giới hạn nồng độ, hàm lượng trong sản phẩm mỹ phẩm sẽ thuộc phụ lục III của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN.

Xem thêm: Công bố mỹ phẩm nhập khẩu

Giới hạn nồng độ, hàm lượng trong mỹ phẩm

Nguyên liệu làm mỹ phẩm được chia làm 3 trường hợp:
1. Được sử dụng không giới hạn: Trường hợp này các chất có thể sử dụng không giới hạn % trong sản phẩm mỹ phẩm
2. Sử dụng có giới hạn nồng độ: Các chất này được sử dụng nhưng có ràng buộc điều kiện. Ví dụ Salicylic Acid chỉ được sử dụng tối đa 2% trong mỹ phẩm. Những chất thuộc nhóm này sẽ bắt buộc điền tỷ lệ phần trăm vào bảng thành phần khi công bố lưu hành mỹ phẩm.
3. Chất bị cấm: Các chất nằm trong danh sách này sẽ không được phép sử dụng trong công thức mỹ phẩm. Nếu bạn gửi hồ sơ công bố mà có một chất lọt vào danh sách này thì xác định hồ sơ sẽ không được duyệt. Ví dụ một số chất có dược chất có thể được xếp vào làm thuốc hoặc sản phẩm khác

Thực tế, việc tra cứu các chất giới hạn nồng độ, hàm lượng trong mỹ phẩm có thể tra trực tiếp theo quy định trên. Tuy nhiên, đối với những người không có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mỹ phẩm có thể gặp một số khó khăn do:
– Thành phần không được ghi theo danh pháp quốc tế (International Nomenclature of Cosmetic Ingredients – INCI) dẫn tới việc tra cứu có thể không chính xác.
Ví dụ: “Peppermint Oil” theo danh pháp quốc tế là “Mentha Piperita Oil“; “Carbamide Peroxide” theo danh pháp quốc tế là “Urea Perioxide
– Thành phần giới hạn nồng độ, hàm lượng nằm trong hợp chất khi công bố mỹ phẩm. Do vậy, theo tính chất bắc cầu cần tính ra thành phần của chất giới hạn, nồng độ trong hợp chất và ghi trên phiếu công bố mỹ phẩm.

Cách tra cứu giới hạn nồng độ, hàm lượng trong mỹ phẩm

Để tra cứu giới hạn nồng độ, hàm lượng trong mỹ phẩm chúng ta có thể truy cập CosIng (CosIng là cơ sở dữ liệu của Ủy ban Châu Âu về thông tin về các chất và thành phần mỹ phẩm.)

Bước 1: Nhập tên thành phần của mỹ phẩm theo danh pháp quốc tế (International Nomenclature of Cosmetic Ingredients – INCI) hoặc mã CAS/EC # của sản phẩm.

Bước 2: Tại giao diện tìm kiếm chú ý phần Annex/Ref # ghi Sodium Fluoride là III/31 tương ứng phải mục 31 phụ lục 3 của hiệp định hòa hợp mỹ phẩm ASEAN

Bước 3: Đối chiếu lại tại hiệp định hòa hợp mỹ phẩm Asean theo mục sẽ thấy giới hạn nồng độ, hàm lượng là 0.15%

Ngoài thông tin về giới hạn nồng độ, hàm lượng của chất trong mỹ phẩm, tại hiệp định còn có các thông tin điều kiện và cảnh báo đối với mỹ phẩm trong sản phẩm này. Ví dụ:

Đối với bất kỳ loại kem đánh răng nào có hợp chất chứa flo với nồng độ từ 0,1 đến 0,15% được tính là F trừ khi nó đã được dán nhãn là chống chỉ định cho trẻ em ( ví dụ: “chỉ dành cho người lớn”) thì việc ghi nhãn sau đây là bắt buộc:
“Trẻ em từ 6 tuổi trở xuống: sử dụng một lượng nhỏ bằng hạt đậu để đánh răng có giám sát để giảm thiểu việc nuốt phải. Trong trường hợp hấp thụ florua từ các nguồn khác, hãy tham khảo ý kiến nha sĩ hoặc bác sĩ.”
“Không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi”

Dịch vụ tra cứu giới hạn nồng độ, hàm lượng mỹ phẩm

Trường hợp khách hàng có nhu cầu tra cứu giới hạn nồng độ, hàm lượng mỹ phẩm có thể liên hệ với AZLAW để được hỗ trợ trong hoạt động tra cứu trước khi thực hiện thủ tục công bố mỹ phẩm.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan