Lương cơ sở là gì? Hiểu đúng về lương cơ sở?
Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.
Lương cơ sở là gì? Mức lương cơ sở hiện nay là bao nhiêu tiền? Các quy định pháp luật về lương cơ sở
Nội dung bài viết
Lương cơ sở là gì?
Lương cơ sở là mức lương để làm căn cứ tính lương trong bảng lương, phụ cấp và chế độ khác theo quy định pháp luật. Cụ thể lương cơ sở được quy định tại nghị định 24/2023/NĐ-CP như sau:
Điều 3. Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
3. Tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù đối với các cơ quan, đơn vị đang thực hiện các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương được cấp có thẩm quyền quy định đối với một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước cho tới khi thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XII; mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm bình quân năm 2022 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương theo ngạch, bậc khi nâng bậc, nâng ngạch).
4. Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Ví dụ: Mức lương cơ sở năm 2023 là 1.800.000 đồng/tháng; Đối với chế độ thai sản ngoài việc nghỉ việc hưởng lương thực tế là 6 tháng, phụ nữ nghỉ việc sinh còn còn được trợ cấp 1 lần bổ sung là 2 tháng lương cơ sở/mỗi con => Trợ cấp 2 x 1.800.000 = 3.600.000 VNĐ
Phân biệt lương cơ sở và lương tối thiểu vùng
Lương cơ sở và lương tối thiểu vùng là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Khách hàng có thể tham khảo tại bảng sau:
Tiêu chí | Mức lương cơ sở | Mức lương tối thiểu vùng |
Khái niệm | Là mức lương dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác, tính các mức hoạt động phí, tính các khoản trích và chế độ được hưởng theo mức lương này. | Mức lương tối thiểu vùng có thể hiểu là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động đối với công việc đơn giản nhất trong một khu vực xác định. |
Đối tượng áp dụng | Cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. | Người lao động trong các doanh nghiệp (ngoài khu vực Nhà nước). |
Chu kỳ thay đổi | Không có chu kỳ thay đổi nhất định. Bởi mức lương này được điều chỉnh trên cơ sở khả năng NSNN, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước. | Thông thường là 01 năm, có thể lâu hơn tuỳ thuộc tình hình kinh tế |
Mức lương cơ sở qua các năm
Thời điểm áp dụng | Mức lương cơ sở (đồng/tháng) | Mức tăng (đồng/tháng) | Căn cứ pháp lý |
Từ 01/10/2004 – hết 30/9/2005 | 290.000 | Nghị định 203/2004/NĐ-CP | |
Từ 01/10/2005 – hết 30/9/2006 | 350.000 | 60.000 | Nghị định 118/2005/NĐ-CP |
Từ 01/10/2006 – hết 31/12/2007 | 450.000 | 100.000 | Nghị định 94/2006/NĐ-CP |
Từ 01/01/2008 – hết 30/4/2008 | 540.000 | 90.000 | Nghị định 166/2007/NĐ-CP |
Từ 01/5/2009 – hết 30/4/2009 | 650.000 | 110.000 | Nghị định 33/2009/NĐ-CP |
Từ 01/5/2010 – hết 30/4/2011 | 730.000 | 80.000 | Nghị định 28/2010/NĐ-CP |
Từ 01/5/2011 – hết 30/4/2012 | 830.000 | 100.000 | Nghị định 22/2011/NĐ-CP |
Từ 01/5/2012 – 30/6/2013 | 1.050.000 | 220.000 | Nghị định 31/2012/NĐ-CP |
Từ 01/7/2013 – hết 30/4/2016 | 1.150.000 | 100.000 | Nghị định 66/2013/NĐ-CP |
Từ 01/5/2016 – hết 30/6/2017 | 1.210.000 | 60.000 | Nghị định 47/2016/NĐ-CP |
Từ 01/7/2017 – hết 30/6/2018 | 1.300.000 | 90.000 | Nghị định 47/2017/NĐ-CP |
Từ 01/7/2018 – hết 30/6/2019 | 1.390.000 | 90.000 | Nghị định 72/2018/NĐ-CP |
Từ 01/7/2019 – hết 30/6/2019 | 1.490.000 | 100.000 | Nghị định 38/2019/NĐ-CP |
Từ 01/7/2023 trở đi | 1.800.000 | 310.000 | Nghị định 24/2023/NĐ-CP |
Những quy định áp dụng lương cơ sở
1. Mức lương tối đa khi tham gia bảo hiểm: Theo điểm 2.6 khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì mức tiền lương tháng tối đa đóng BHXH bằng tối đa 20 lần tháng lương cơ sở. Theo đó mức lương tối đa để đóng bảo hiểm là 36.000.000 VNĐ/tháng
2. Mức trợ cấp thai sản: Chế độ trợ cấp một lần khi sinh con bằng 2 tháng lương cơ sở => 3.600.000 VNĐ
Xem thêm: Mức lương tối thiểu vùng