Thứ Tư (24/04/2024)

Giấy phép tạm nhập, tái xuất hàng hóa

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Tạm nhập, tái xuất là gì? Quy định về tạm nhập tái xuất được pháp luật quy định như thế nào? Hồ sơ, trình tự, thủ tục xin giấy phép tạm nhập, tái xuất

Tạm nhập tái xuất là gì? Tạm nhập, tái xuất được định nghĩa tại khoản điều 29 Luật thương mại 2005 như sau: “Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam”.

Các trường hợp tạm nhập tái xuất: Tạm nhập tái xuất được quy định cụ thể tại luật quản lý ngoại thương 2017 và nghị định 69/2018/NĐ-CP cụ thể chia ra là 2 trường hợp lớn.

Kinh doanh tạm nhập, tái xuất: Theo khoản 1 điều 39 luật quản lý ngoại thương 2017 giải trích về kinh doanh tạm nhập tái xuất: “Việc thương nhân mua hàng hóa từ một nước đưa vào lãnh thổ Việt Nam hoặc từ khu vực hải quan riêng đưa vào nội địa và bán chính hàng hóa đó sang nước, khu vực hải quan riêng khác…“. Cụ thể, các loại mặt hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất theo quy định tại điều 39 luật quản lý ngoại thương 2017 và điều 13 nghị định 69/2018/NĐ-CP gồm:
– Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
– Hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu
– Hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam
– Hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu;

Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài thời hạn, thương nhân có văn bản đề nghị gia hạn gửi Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục tạm nhập; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 ngàykhông quá hai 2 lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập, tái xuất

Hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất (Khoản 1 điều 19 nghị định 69/2018/NĐ-CP)
– Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất, nêu rõ hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất (tên hàng, mã HS hàng hóa, số lượng, trị giá); cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu: 1 bản chính.
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
– Hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu do doanh nghiệp ký với khách hàng nước ngoài: Mỗi loại 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
– Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất đã được cấp, nêu rõ số lượng hàng hóa đã tạm nhập, số lượng hàng hóa đã thực xuất: 1 bản chính.
Cơ quan xử lý: Bộ Công Thương
Thời hạn xử lý: 8 ngày làm việc

Giấy phép tạm nhập, tái xuất: Giấy phép tạm nhập, tái xuất áp dụng với một số trường hợp gồm: (trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tự động)
– Bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn (Trừ hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu)
– Hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam;
– Hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.

Hồ sơ cấp giấy phép tạm nhập, tái xuất (Khoản 2 điều 19 nghị định 69/2018/NĐ-CP)
– Văn bản đề nghị cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất, nêu rõ hàng hóa tạm nhập, tái xuất (tên hàng, mã HS, số lượng, trị giá); mục đích tạm nhập, tái xuất; cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu: 1 bản chính.
– Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
– Hợp đồng, thỏa thuận thuê, mượn ký với khách hàng nước ngoài: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
– Riêng đối với hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam cung cấp văn bản chấp thuận của bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý hàng hóa đó.
Cơ quan xử lý: Bộ Công Thương
Thời hạn xử lý: 8 ngày làm việc

Tạm nhập tái xuất không cần giấy phép? Theo quy định điều 15 nghị định 69/2018/NĐ-CP các trường hợp tạm nhập tái xuất không phải có giấy phép bao gồm
– Hàng hóa mà thương nhân đã xuất khẩu để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài và tái xuất khẩu trả lại thương nhân nước ngoài.
– Hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại
– Hàng hóa để phục vụ đo kiểm, khảo nghiệm.
– Linh kiện, phụ tùng tạm nhập không có hợp đồng để phục vụ thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài; linh kiện, phụ tùng tạm nhập để sửa chữa tàu biển, tàu bay theo hợp đồng ký giữa chủ tàu nước ngoài với nhà máy sửa chữa tại Việt Nam.
– Phương tiện chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức quay vòng.
– Máy móc, trang thiết bị, dụng cụ khám chữa bệnh của các tổ chức nước ngoài để khám, chữa bệnh tại Việt Nam vì mục đích nhân đạo
– Dụng cụ biểu diễn, trang thiết bị tập luyện, thi đấu của các đoàn nghệ thuật, đoàn thi đấu, biểu diễn thể thao

Các trường hợp này thủ tục tạm nhập, tái xuất thực hiện tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất. Trường hợp máy móc, trang thiết bị, dụng cụ khám chữa bệnh; dụng cụ biểu diễn, trang thiết bị tập luyện, thi đấu thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện, khi thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất, ngoài hồ sơ hải quan theo quy định, cần nộp bổ sung các giấy tờ sau:
a) Văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc cho phép tiếp nhận đoàn khám chữa bệnh hoặc tổ chức sự kiện.
b) Văn bản cam kết sử dụng đúng mục đích và theo quy định pháp luật của cơ quan, tổ chức được cho phép tiếp nhận đoàn khám chữa bệnh hoặc tổ chức sự kiện.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan