Áp dụng tương tự pháp luật là gì? Tại sao cần áp dụng tương tự pháp luật?
Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.
Áp dụng tương tự pháp luật là gì? Các trường hợp áp dụng tương tự pháp luật? Ví dụ về áp dụng tương tự pháp luật
Áp dụng tương tự pháp luật là gì? Áp dụng tương tự pháp luật là việc áp dụng một văn bản pháp luật tương tự trong một tình huống khác (của văn bản pháp luật khác) mà luật đó chưa có hướng dẫn đối với vấn đề được nêu ra. Thực tế, khi soạn thảo các văn bản pháp luật không thể bao trùm hết các vấn đề của cuộc sống. Do vậy, việc áp dụng tương tự pháp luật nhằm giải quyết các lỗ hổng mà các văn bản pháp luật chưa nêu ra (hoặc nêu ra chưa đầy đủ). Ví dụ các trường hợp bồi thường do cây đổ, vật nuôi gây ra có thể áp dụng với quả rụng, rễ cây…gây thiệt hại
Tại sao phải áp dụng tương tự pháp luật? Việc ban hành văn bản pháp luật là việc dự liệu các tình huống thực tế xảy ra. Tuy nhiên, việc dự liệu không thể chính xác 100% do thực tế cuộc sống luôn luôn thay đổi, chính vì vậy pháp luật sẽ có nhưng lỗ hổng mà người làm luật chưa thể dự liệu được hoặc việc bổ sung vào văn bản pháp luật gây dài dòng và không phù hợp. Một số trường hợp khi áp dụng pháp luật có những khái niệm cần phải trích dẫn từ từ điển tiếng Việt (vì không có phần giải thích từ ngữ)
Điều kiện áp dụng tương tự pháp luật? Nếu như áp dụng pháp là hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế, cụ thể trên cơ sở quy pháp pháp luật trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó nhằm cá biệt hoá quy phạm pháp luật đó vào trường hợp cụ thể, đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể thì áp dụng pháp luật tương tự lại là hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế, cụ thể khi trong hệ thống pháp luật không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó, tức là không có khuôn mẫu trực tiếp do nhà nước quy định cho việc giải quyết vụ việc đó. Vì thế, áp dụng pháp luật tương tự chỉ được thực hiện khi:
– Phát sinh vấn đề liên quan đến pháp luật
– Vấn đề không có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh
Có quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề tương tự vấn đề nêu trên
Cách thức áp dụng:
– Xác định tính chất của vấn đề (có liên quan đến pháp luật hay không)
– Xác định có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh vấn đề đó hay không
– Xác định quy phạm pháp luật tương tự (nằm trong điều naò của văn bản nào) để coi đó làm cơ sở pháp lý cho áp dụng pháp luật tương tự.
Ví dụ: Theo quy định tại luật doanh nghiệp 2020 có các khái niệm về bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với các chức danh trong công ty. Tuy nhiên, các khái niệm này lại không được đề cập trong luật doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn. Vì vậy, việc áp dụng tương tự với các khái niệm trong luật cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi bổ sung 2019)
Xem thêm: Phân biệt bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm và cách chức
Áp dụng tương tự pháp luật trong dân sự? Theo quy định tại điều 6 bộ luật dân sự 2015 quy định về áp dụng tương tự pháp luật như sau:
Điều 6. Áp dụng tương tự pháp luật
1. Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.
2. Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng.
Áp dụng tương tự pháp luật trong hình sự? Theo bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì một hành vi chỉ bị coi là tội phạm khi tội đó được quy định trong bộ luật hình sự. Do vậy, hiểu đơn giản là nếu luật không quy định thì không bị coi là tội phạm. Chính vì lý do này, việc áp dụng tương tự pháp luật không thể áp dụng trong quan hệ về hình sự vì sẽ trái với nội dung của luật ban hành. Ngược lại với dân sự, việc áp dụng tương tự pháp luật giúp việc giải quyết các mâu thuẫn về dẫn sự được dễ dàng hơn trong dân sự thì việc áp dụng tương tự pháp luật trong hình sự sẽ dẫn tới “hình sự hóa” các hành vi chưa được coi là tội phạm trái ngược với tinh thần pháp luật “người dân được làm những gì pháp luật không cấm.