Thứ Sáu (19/04/2024)

Phân biệt bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm và cách chức

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Phân biệt các khái niệm bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm và cách chức theo quy định pháp luật hiện hành và một số văn bản pháp luật khác theo quy định

Khái niệm

Theo quy định tại luật cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi 2019) quy định về khái niệm đối với bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm và cách chức như sau:

Điều 7. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
5. Bổ nhiệm là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật.
6.Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.
7. Bãi nhiệm là việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ.
9. Cách chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.

Điều kiện bổ nhiệm

Việc bổ nhiệm phải đáp ứng các quy định điều 42 luật cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi 2019)

Điều 42. Ngạch công chức và việc bổ nhiệm vào ngạch công chức
2. Việc bổ nhiệm vào ngạch phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Người được bổ nhiệm có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch;
b) Việc bổ nhiệm vào ngạch phải đúng thẩm quyền và bảo đảm cơ cấu công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Điều kiện miễn nhiệm

Việc miễn nhiệm được thực hiện trong một số trường hợp sau:
– Khoản 3 Điều 29: Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ đối với cán bộ có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.
– Điều 30: Cán bộ có thể xin thôi làm nhiệm vụ hoặc từ chức, miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Không đủ sức khỏe;
b) Không đủ năng lực, uy tín;
c) Theo yêu cầu nhiệm vụ;
d) Vì lý do khác.
– Điều 54: Công chức lãnh đạo, quản lý có thể từ chức hoặc miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Không đủ sức khỏe;
b) Không đủ năng lực, uy tín;
c) Theo yêu cầu nhiệm vụ;
d) Vì lý do khác.

Điều kiện bãi nhiệm

Việc bãi nhiệm thường được thực hiện khi người bị bãi nhiệm vi phạm các quy định liên quan trong đơn vị (hoặc các quy định khác liên quan). Cán bộ vi phạm quy định của luật cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi 2019), các quy định khác của pháp luật có liên quan thì sẽ bị xem xét bãi nhiệm

Điều kiện cách chức

Việc cách chức thực hiện theo quy định sau:
– Khoản 2 Điều 78: Việc cách chức chỉ áp dụng đối với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ.
– Khoản 2 Điều 79: Việc giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Bảng so sánh

Tiêu chí phân biệtBổ nhiệmMiễn nhiệmBãi nhiệmCách chức
Khái niệmLà việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật.Là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.Là việc CB không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ.Người có thẩm quyền ra quyết định cho người được bổ nhiệm đang giữ một vị trí nhất định thôi không giữ chức vụ đó nữa do vi phạm pháp luật thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của người đó, không còn xứng đáng với sự tín nhiệm và trách nhiệm được giao.
Mức độ NhẹNhẹNặng
Lý doTheo yêu cầu của đơn vị– Không hoàn thành nhiệm vụ.
– Thiếu trách nhiệm.
– Yêu cầu của nhiệm vụ.
– Theo đề nghị của cán bộ, công chức vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác.
– Vi phạm pháp luật. – Vi phạm về phẩm chất, đạo đức. – Không còn xứng đáng giữ chức vụ được giao ở cơ quan nhà nước.– Vi phạm pháp luật thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn.
– Không còn xứng đáng với sự tín nhiệm và trách nhiệm được giao.  
Bản chất Là hình thức giải quyết cho việc thôi không giữ chức vụ.Là hình thức xử lý kỷ luậtLà hình thức xử lý kỷ luật
Hình thức– Người chưa giữ chức vụ được đưa lên giữ chức vụ– Người đang giữ chức vụ xin miễn nhiệm và cấp trên chấp thuận.
– Cấp trên ra quyết định miễn nhiệm vì lý do không hoàn thành nhiệm vụ, yêu cầu nhiệm vụ…
– Cử tri, cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc bãi nhiệm.
– Lưu ý: việc bãi nhiệm chỉ được thực hiện khi có 2/3 tổng số phiếu biểu quyết tán thành.
– Cấp trên có quyền cách chức cấp dưới khi có một trong các lý do nêu trên
Hệ quả pháp lý  CB, CC được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật.  – Cán bộ sẽ thôi không còn làm việc tại cơ quan, đơn vị nhà nước nữa.
– Công chức lãnh đạo, quản lý sau khi từ chức hoặc miễn nhiệm được bố trí công tác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo hoặc nghỉ hưu, thôi việc.
– Công chức lãnh đạo, quản lý xin miễn nhiệm nhưng chưa được cấp có thẩm quyền đồng ý vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
    Không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danhKhông còn làm việc

Quy định khác

Trong một số văn bản có quy định về bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm và cách chức tuy nhiên không có hướng dẫn cụ thể có thể áp dụng tương đương luật cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi 2019).

Ví dụ các quy định tại luật doanh nghiệp 2020:

Điều 55. Hội đồng thành viên
2. Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ sau đây:
đ) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;
Điều 59. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên
c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
Điều 138. Quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông
2. Đại hội đồng cổ đông có quyền và nghĩa vụ sau đây:
c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;
Điều 147. Hình thức thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông
2. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông:
d) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;
Điều 153. Hội đồng quản trị
2. Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ sau đây:
i) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó;
Điều 156. Chủ tịch Hội đồng quản trị
1. Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trong số các thành viên Hội đồng quản trị.
Điều 168. Ban kiểm soát
2. Trưởng Ban kiểm soát do Ban kiểm soát bầu trong số các Kiểm soát viên; việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo nguyên tắc đa số. Quyền và nghĩa vụ của Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số Kiểm soát viên thường trú tại Việt Nam. Trưởng Ban kiểm soát phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tiêu chuẩn khác cao hơn.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan