Thứ Bảy (20/04/2024)

Yêu cầu bằng chứng vi phạm khi xử phạt

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Yêu cầu bằng chứng khi vi phạm giao thông? Quy định về việc yêu cầu chứng minh hành vi vi phạm giao thông

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính

Về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính theo khoản 3 điều 3 luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:

Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

Do vậy, trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính nói chung người bị lập biên bản về vi phạm hành chính có quyền yêu cầu căn cứ về hành vi vi phạm hành chính.

Yêu cầu bằng chứng vi phạm giao thông

Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 19 Thông tư 65/2020/TT-BCA (được sửa bởi Thông tư 15/2022/TT-BCA) quy định:

Điều 19. Kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
3. Khi kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, nếu phát hiện, thu thập được thông tin, hình ảnh về hành vi vi phạm pháp luật của người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, người có thẩm quyền xử phạt thực hiện:
a) Tổ chức lực lượng dừng phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Trường hợp người vi phạm đề nghị được xem thông tin, hình ảnh, kết quả thu thập được về hành vi vi phạm thì cho xem nếu đã có thông tin, hình ảnh, kết quả tại đó; nếu chưa có thì hướng dẫn người vi phạm xem thông tin, hình ảnh, kết quả khi đến xử lý vi phạm tại trụ sở đơn vị;
b) Trường hợp không dừng được phương tiện giao thông vi phạm để kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính thì thực hiện theo quy định tại Điều 19a Thông tư này.

Yêu cầu dừng xe kiểm tra giấy tờ

Căn cứ khoản 2 Điều 10 Thông tư 65/2020/TT-BCA, khi dừng phương tiện thực hiện việc kiểm soát, CSGT phải kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện gồm:

Điều 10. Nội dung tuần tra, kiểm soát
2. Nội dung kiểm soát
a) Kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông, gồm: Giấy phép lái xe; Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, Bằng hoặc Chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng; Giấy đăng ký xe; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng (đối với loại xe có quy định phải kiểm định); Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và các giấy tờ khác có liên quan theo quy định của pháp luật;

 Theo Điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA, ngoài trường hợp phát hiện vi phạm giao thông thì CSGT mới được dừng xe kiểm soát mà vẫn còn 03 trường hợp khác, bao gồm:

Điều 16. Dừng phương tiện giao thông để kiểm soát
1. Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:
a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
d) Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ

Vì vậy, khi bị dừng xe người dân có quyền hỏi lý do dừng xe tuy nhiên vẫn có nghĩa vụ xuất trình giấy tờ. Trường hợp bị xử phạt người dân có quyền yêu cầu về chứng minh vi phạm


Câu hỏi 1: Xin chào luật sư, tôi đang tham gia giao thông trên đường và bị yêu cầu dừng xe vì vượt đèn đỏ. Tuy nhiên khi đi qua ngã tư đèn vẫn còn 2s nữa. Như vậy tôi có quyền yêu cầu các chiến sỹ CSGT chứng minh lỗi của tôi hay không? Căn cứ như thế nào được coi là bằng chứng khi tham gia giao thông?

Trả lời

Khi bạn bị dừng xe mà cho rằng việc đưa ra lỗi là không chính xác thì bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu CSGT chứng minh về lỗi của mình. Khi đó việc chứng minh này có thể thông qua các bằng chứng cụ thể như: ảnh chụp, video…Vì thế, CSGT phải áp dụng các biện pháp kĩ thuật như camera, máy đo nồng độ cồn, máy bắn tốc độ và sử dụng nó làm chứng cứ để lập biên bản để xử phạt vi phạm.

Nếu CSGT không chứng minh được vi phạm thì không có quyền xử phạt bạn trong trường hợp đó. Một số trường hợp nếu không chứng minh được vi phạm mà vẫn cố tình xử phạt thì sau khi nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính.


Câu hỏi 2: Tôi bị cảnh sát giao thông dừng xe và thông báo lỗi vượt đèn đỏ, trong biên bản ghi lỗi “không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông“, tuy nhiên khi tôi khẳng định mình không vi phạm. Vậy tôi có thể yêu cầu cảnh sát giao thông đưa ra bằng chứng hay không? Các quy định cụ thể tại văn bản pháp luật nào?

Trả lời

Việc chứng mình này có thể thông qua các bằng chứng như: ảnh chụp, video…hoặc người làm chứng. Vì vậy khi cảnh sát giao thông lập biên bản bạn có thể yêu cầu đưa ra căn cứ chứng minh vi phạm của mình, nếu cho rằng căn cứ này không đủ thuyết phục thì bạn có thể chứng minh ngược lại.

Nếu cảnh sát giao thông không chứng minh được thì người vi phạm vẫn nên ký vào biên bản tuy nhiên cần ghi rõ:“Tôi không đồng ý với lỗi trên vì không chứng minh được vi phạm” và giữ lại một bản của biên bản.

Sau 7 ngày người vi phạm có thể tới cơ quan cảnh sát giao thông để lấy quyết định phạt, sau đó làm thủ tục khiếu nại trong thời hạn là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính. Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

Lưu ý: Các trường hợp xử phạt tại chỗ với mức phạt dưới 250.000 VNĐ với cá nhân và dưới 500.000 VNĐ với tổ chức thì có thể khiếu nại ngay khi bị ra quyết định vì các trường hợp này không phải lập biên bản

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan