Thứ năm (19/09/2024)

Phân biệt mô tô và xe gắn máy

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.

Định nghĩa về xe mô tô và xe gắn máy? Xe mô tô và xe gắn máy khác nhau như thế nào?

Gần đây theo thông tư 31/2019/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 15/10/2019 quy định về việc “xe gắn máy không chạy quá 40km/h” có nhiều ý kiến trái chiều trên các mạng xã hội. Chúng tôi nhận thấy rằng nhiều người chưa phân biệt rõ được mô to và xe gắn máy. Vì vậy trong bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra các khái niệm về mô tô, xe gắn máy và cách phân biệt theo quy định hiện hành

Khái niệm mô tô và xe gắn máy

Theo quy định tại QCVN 41:2016/BGTVT

3.39. Xe môtô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, tải trọng bản thân xe không quá 400 kg đối với xe máy 2 bánh hoặc khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 350 kg đến 500 kg đối với xe máy 3 bánh. Khái niệm này không bao gồm xe gắn máy nêu tại Khoản 3.40 quy định tại Điều này.
3.40. Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3.

Như vậy, các xe thông thường hiện nay mọi người hay sử dụng thường có dung tích xilanh cao hơn 50cm3 thường là từ 110 – 125 cm3 đều là xe mô tô. Vi dụ như: Honda Vision, Honda Wave RS, SH…Các xe như xe đạp điện hoặc một số xe ngày xưa thông dụng như Honda Cub có dung tích xilanh <50cm3 thì được gọi là xe gắn máy.

Như vậy, xe mô tô và xe gắn máy là hai loại phương tiện khác nhau. Theo từ ngữ thông dụng thì người ta hay gọi đơn giản là “xe máy” tuy nhiên thực tế từ “xe máy” này hay được dùng để chỉ đối với các loại “xe mô tô” theo quy định pháp luật

Tốc độ tối đa cho phép của xe môtô và xe gắn máy

Theo quy định tại Thông tư 91/2015/TT-BGTVT về tốc độ tối đa của xe máy tức xe môtô, trong khu vực đông dân cư là 60 km/h và ngoài khu dân cư đông dân cư là 70 km/h.

Tốc độ tối đa của xe gắn máy là 40km/h. Như vậy, mức phạt tiền khi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h là từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Trong khi đó, mức phạt tiền khi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h là từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng; đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Về quy định xe gắn máy không chạy quá 40km/h

Đây bản chất không phải là quy định mới, vì thông tư 31/2019/TT-BGTVT thay thế thông tư 91/2015/TT-BGTVT. Ngay tại điều 8 của thông tư 91/2015/TT-BGTVT đã quy định về tốc độ tối đa đối với xe gắn máy là 40km/h. Tại thông tư 31/2019/TT-BGTVT cũng chỉ kế thừa quy định này và không có thay đổi. Do tại thời điểm này, thông tin từ mạng xã hội phát triển nên mới có sự hiểu lầm về quy định của cơ quan nhà nước như vậy. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này các bạn đã hiểu rõ hơn.

Quy địnhXe mô tôXe gắn máyCăn cứ pháp lý
Tốc độ tối đa khi tham gia giao thông– Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 60 km/h;
– Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 50 km/h. 
Không quá 40 km/h. Điều 6, 8 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT.
Các giấy tờ cần mang theo khi điều khiển phương tiện– Đăng ký xe (Cà vẹt xe);
– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (bảo hiểm xe);- Giấy phép lái xe (Bằng lái xe).
– Đăng ký xe (Cà vẹt xe);
– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (bảo hiểm xe).
– Không cần Giấy phép lái xe (Bằng lái xe).
Khoản 2 Điều 58, Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008. 
Độ tuổi được lái xeĐủ 18 tuổi trở lên.Đủ 16 tuổi trở lên.Khoản 1 Điều 58, điểm a, b khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan