Tư vấn nhận con nuôi đích danh
Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.
Nhận con nuôi đích danh là gì? Điều kiện, hồ sơ, thủ tục nhận con nuôi đích danh theo quy định của pháp luật.
Nội dung bài viết
Nhận con nuôi đích danh là gì?
Nhận con nuôi đích danh là việc người nước ngoài hoặc người VN ở nước ngoài nhận con nuôi đích danh theo các trường hợp quy định tại pháp luật thay vì gửi yêu cầu nhận con nuôi và được giới thiệu con nuôi thì việc nhận con nuôi đích danh có thể chỉ định chính xác đối tượng mà cha, mẹ nuôi muốn nhận.
Các trường hợp được nhận con nuôi đích danh (Khoản 2 điều 28 luật nuôi con nuôi 2010)
– Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;
– Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
– Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;
– Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;
– Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.
Điều kiện nhận con nuôi đích danh
Việc nhận con nuôi đích danh cũng phải đáp ứng các quy định về nhận con nuôi bao gồm
Điều kiện với người nhận con nuôi
Theo điều 14 và điều 29 Luật nuôi con nuôi 2010 gồm:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
– Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
– Có tư cách đạo đức tốt.
Điều kiện đối với người được nhận nuôi
Người được nhận nuôi phải đáo ứng điều kiện trong Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010 như sau:
– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi
– Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng
Hồ sơ nhận con nuôi đích danh
1. Đơn xin nhận con nuôi;
2. Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
3. Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;
4. Bản điều tra về tâm lý, gia đình;
5. Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;
6. Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;
7. Phiếu lý lịch tư pháp;
8. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
Khi nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi, người nhận con nuôi đích danh còn phải có giấy tờ tương ứng sau đây:
1. Bản sao giấy chứng nhận kết hôn của cha dượng hoặc mẹ kế với mẹ đẻ hoặc cha đẻ của người được nhận làm con nuôi.
2. Giấy tờ, tài liệu để chứng minh người nhận con nuôi là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi.
3. Bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cho người đó nhận con nuôi Việt Nam và giấy tờ, tài liệu để chứng minh người con nuôi đó với trẻ em được nhận làm con nuôi là anh, chị em ruột.
4. Giấy tờ, tài liệu để chứng minh trẻ em được nhận làm con nuôi là trẻ em thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định này.
5. Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã, nơi cư trú tại Việt Nam và giấy tờ, tài liệu khác để chứng minh người nhận con nuôi là người nước ngoài đang làm việc, học tập liên tục tại Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.
Thẩm quyền: Hồ sơ của người nhận con nuôi được lập thành 02 bộ và nộp cho Bộ Tư pháp thông qua cơ quan trung ương về nuôi con nuôi của nước nơi người nhận con nuôi thường trú; trường hợp nhận con nuôi đích danh thì người nhận con nuôi có thể trực tiếp nộp hồ sơ cho Bộ Tư pháp.
Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc