Chủ Nhật (28/04/2024)

Trẻ em thò đầu qua cửa nóc ô tô có bị xử phạt?

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Khi tham gia giao thông tôi thấy nhiều người để con, em thò đò qua cửa nóc ô tô, cho tôi hỏi hành vi này có vi phạm hay không? Mức phạt đối với hành vi này là bao nhiêu tiền?

Trả lời:

Hiện tại, không có quy định xử phạt cụ thể đối với hành vi thò đầu qua cửa nóc ô tô. Tuy nhiên, đối chiếu với câu hỏi của bạn và căn cứ vào nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 123/2021/NĐ-CP) có thể xử lý như sau:

1. Đối với trường hợp trẻ em thò đầu qua cửa nóc ô tô: Trường hợp này khi thò đầu qua cửa nóc ô tô sẽ không thể thắt dây an toàn. Hiện nay, đa phần các xe đều có dây an toàn tại tất cả các vị trí. Vì vậy, người điều khiển xe có thể bị xử phạt theo điểm q khoản 3 điều 5 của nghị định như sau:

Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
q) Chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy;

2. Trường hợp trẻ em ngồi hẳn trên nóc xe: Trường hợp này, người lái xe có thể bị xử phạt theo điểm b khoản 6 điều 23 của nghị định như sau:

Điều 23. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ
6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Chở người trên mui xe, nóc xe, trong khoang chở hành lý của xe;

Trẻ em ngồi xe ô tô như nào để an toàn? Hiện tại, nhiều nước trên thế giới có những quy định liên quan tới an toàn đối với trẻ em ngồi trên xe. Tổ chức Y tế thế giới đã gửi văn bản khuyến nghị tới Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc đảm bảo giới hạn tuổi sử dụng thiết bị an toàn trên xe ô tô cho trẻ em là tới 12 tuổi. Theo đó, trẻ em cao dưới 150 cm và dưới 12 tuổi phải được chở bằng hệ thống an toàn trên xe ô tô cho trẻ em phù hợp với tuổi chiều cao của trẻ và không được ngồi ở hàng ghế trước của xe. Việt Nam có thể xây dựng khung thời gian hợp lý để áp dụng quy định này trong quá trình triển khai thực tế.

Đối với trẻ em dưới 4 tuổi phải được chở bằng ghế thiết kế dành cho trẻ em (trừ xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo quy định của pháp luật đường bộ). Đồng thời, cần có định nghĩa về thiết bị an toàn cho trẻ em; quy định phân loại, quy chuẩn kỹ thuật, trách nhiệm quản lý đối với hệ thống thiết bị an toàn cho trẻ em.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan