Thứ Năm (25/04/2024)

Chuộc lại tài sản đã bán

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Tài sản đã bán có thể chuộc lại hay không? Cách thức chuộc lại tài sản đã bán? Quy định pháp luật về việc chuộc lại tài sản

Chuộc lại tài sản là gì?

Một số trường hợp do khó khăn mà chủ sở hữu phải bán tài sản của mình đi. Tuy nhiên, sau đó muốn chuộc lại tài sản thì phải làm như thế nào? Điều 454 Bộ luật dân sự 2005 quy định về chuộc lại tài sản đã bán như sau:

Điều 454. Chuộc lại tài sản đã bán
1. Bên bán có thể thỏa thuận với bên mua về quyền chuộc lại tài sản đã bán sau một thời hạn gọi là thời hạn chuộc lại.
Thời hạn chuộc lại tài sản do các bên thỏa thuận; trường hợp không có thỏa thuận thì thời hạn chuộc lại không quá 01 năm đối với động sản và 05 năm đối với bất động sản kể từ thời điểm giao tài sản, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Trong thời hạn này, bên bán có quyền chuộc lại bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên mua trong một thời gian hợp lý. Giá chuộc lại là giá thị trường tại thời điểm và địa điểm chuộc lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trong thời hạn chuộc lại, bên mua không được xác lập giao dịch chuyển quyền sở hữu tài sản cho chủ thể khác và phải chịu rủi ro đối với tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Theo đó, để chuộc lại tài sản đã bán bên bán sẽ cần lưu ý một số yêu cầu như sau:

Thứ nhất, hai bên mua và bên bán có thoả thuận. Thoả thuận này sẽ được thể hiện rõ trong hợp đồng mua bán. Trường hợp không có thoả thuận từ trước, hai bên có thể thoả thuận sau đó (nếu bên mua đồng ý). Nếu thoả thuận không quy định thời hạn thì thời hạn chuộc lại không quá 01 năm đối với động sản và 05 năm đối với bất động sản. Thường các bên sẽ không thoả thuận thời hạn chuộc lại quá dài.  Vì nếu thời hạn chuộc lại tài sản quá dài sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của bên mua. Trong thời hạn chuộc lại tài sản bên mua không thể đưa tài sản vào giao dịch sẽ làm ảnh hưởng đến giá trị, chất lượng của tài sản.

Thứ hai, thời hạn báo trước khi chuộc lại tài sản được quy định phải báo trước trong một thời gian “hợp lý”, nhưng cụ thể hợp lý là bao lâu thì không được quy định rõ ràng. Do vậy, khi thoả thuận về chuộc lại tài sản, hai bên mua bán sẽ thống nhất về thời gian báo trước khi chuộc lại

Thứ ba, đối với người mua tài sản, nếu có thoả thuận về chuộc lại thì trong trường hợp chưa hết thời gian chuộc lại sẽ phải chịu rủi ro với tài sản và không được chuyển quyền sở hữu cho chủ thể khác.

Thực tế áp dụng biện pháp chuộc lại tài sản đã bán

Trên thực tế, một số trường hợp cho vay tiền sẽ áp dụng biện pháp thế chấp tài sản. Theo đó, khi bên vay không có khả năng trả nợ, việc xử lý tài sản đảm bảo diễn ra tương đối mất thời gian như khởi kiện, thi hành án…Nếu áp dụng bằng một hợp đồng mua bán, trong đó thời gian chuộc lại do hai bên quy định thì bên cho vay sẽ có lợi hơn trong trường hợp này. Ngoài ra luật quy định “Giá chuộc lại là giá thị trường tại thời điểm và địa điểm chuộc lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác“, do vậy các bên có thể thoả thuận giá chuộc lại đúng bằng giá mua.

So sánh chuộc lại tài sản đã bán và thế chấp

 Chuộc lại tài sản đã bánThế chấp
Quy địnhThoả thuận của các bên được pháp luật thừa nhậnLà biện pháp bảo đảm dân sự
Khi xảy ra sự kiệnBên mua tự động được chuyển giao và sở hữu tài sản khi hết thời hạn chuộc lạiXử lý tài sản thế chấp bằng cách khởi kiện, thi hành án ….
Rủi roRủi ro thuộc về người bán tài sản nếu trường hợp người bán chuyển nhượng cho bên thứ 3 ngay tình, khó đòi lại, chuộc lại tài sảnRủi ro thuộc về người nhận thế chấp do mất thời gian về thủ tục, chi phí xử lý tài sản thế chấp

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan