Thứ bảy (02/11/2024)

Quan hệ giữa yếu tố lỗi và trách nhiệm bồi thường

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.

Lỗi và trách nhiệm bồi thường quan hệ với nhau như thế nào? Tư vấn mối quan hệ giữa lỗi và trách nhiệm bồi thường

Ngoài yếu tố hành vi trái pháp luật của người gây ra thiệt hại, thiệt hại thực tế xảy ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra. Thì lỗi cũng là một nhân tố quan trọng trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, mức độ bồi thường thiệt hại của người gây thiệt hại với người bị thiệt hại. Tại khoản 1 điều 584 Bộ luật dân sự 2015

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Theo quy định chung như trên thì người gây thiệt hại với lỗi cố ý hoặc vô ý thì đều phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại nếu đã thỏa mãn ba điều kiện còn lại của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên pháp luật rất công bằng đối với cả người bị thiệt hại và người gây thiệt hại cho nên Bộ luật dân sự cũng quy định một số trường hợp người gây thiêt hại chỉ phải bồi thường một phần hoặc không phải bồi thường thiệt hại dựa trên mức độ có lỗi hay không có lỗi của người bị thiệt hại đối với thiệt hại xảy ra. Khoản 4 điều 585 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:

Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

Điều luật này quy định về trách nhiệm lỗi hỗn hợp nhưng trách nhiệm lỗi hỗn hợp đã được loại trừ. Ở điều luật trên hình thức lỗi của người gây thiệt hại không cần phải xác định mà lỗi hiểu theo nghĩa hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại. Khi áp dụng vấn đề này trong việc giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần làm rõ các vấn đề sau: Thiệt hại xảy ra hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại, thì người gây thiệt hại không phải bồi thường. Lỗi của người bị thiệt hại có thể do vô ý hoặc cố ý nhưng phải xác định được lỗi hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại. Người gây thiệt hại hoàn toàn không có lỗi thuộc hình thức này hay hình thức khác, ở mức độ này hay mức độ khác thì người đó không phải bồi thường. Người gây thiệt hại phải chứng minh được mình không có lỗi  mà lỗi là do người bị thiệt hại.

Người gây thiệt hại cho dù có lỗi vô ý hay lỗi cố ý nhưng có thể được giảm mức bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, điều 584 Bộ luật dân sự 2015

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Như vậy nếu người gây thiệt hại thỏa mãn hai dấu hiệu: Lỗi trong khi gây thiệt hại là lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt của mình thì sẽ được tòa án xem xét giảm mức bồi thường thiệt hại. Qua đây ta thấy được dấu hiệu lỗi đóng vai trò quan trọng trong xác định bồi thường thiệt hại.

Người gây thiệt hại có phải bồi thường thiệt hại hay không phải bồi thường thiệt hại cũng như bồi thường bao nhiêu là phụ thuộc vào lỗi của người gây thiệt hại đối với hậu quả xảy ra.

Trong bồi thường thiệt hại theo điều kiện chung của bồi thường thiệt hại thì lỗi là một điều kiện không thể thiếu nhưng cá biệt vẫn có trường hợp người gây thiệt hại vẫn phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại trong khi người đó hoàn toàn không có lỗi và người bị thiệt hại cũng không có lỗi chính là trường hợp bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo điều 601 bộ luật dân sự 2015

Có thể nói khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần hiểu rõ lỗi là gì cũng như mối quan hệ giữa lỗi với trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Có như vậy khi giải quyết các vụ việc liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mới đảm bỏ được tính công bằng cho cả người bị thiệt hại và người gây thiệt hại.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan