Công chứng hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.
Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần có nên công chứng hay không? Thủ tục công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng cổ phần như thế nào? Tại sao nên công chứng hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần có nên công chứng hay không? Thủ tục công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng cổ phần như thế nào? Tại sao nên công chứng hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
Hợp đồng chuyển nhượng có cần phải công chứng?
Theo quy định hiện nay, hợp đồng chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần cũng là một trong các hợp đồng dân sự bình thường do vậy dù không có công chứng thì hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý. Tuy nhiên theo quy định của nghị định 01/2021/NĐ-CP phòng ĐKKD không quản lý thông tin cổ đông khi chuyển nhượng cổ phần, do vậy có thể hiểu việc mua bán cổ phần trong công ty cổ phần tài liệu chứng minh chính là hợp đồng chuyển nhượng và thanh lý hợp đồng của các cổ đông. Đối với trường hợp này nếu có tranh chấp hoặc có vấn đề liên quan tới nghĩa vụ của cổ đông trong công ty (nếu thua lỗ) sẽ xác định qua các tài liệu về giấy tờ chuyển nhượng, tặng cho mà các cổ đông lưu giữ. Trên thực tế, ít người lưu giữ lại các tài liệu này hoặc việc tranh chấp không xảy ra ngay sau khi chuyển nhượng mà có thể qua nhiều năm, lúc đó việc tìm lại tài liệu để miễn trách nhiệm cho cổ đông đã chuyển nhượng là khá khó khăn hoặc có thể tìm được nhưng lại có nghĩa vụ chứng minh là mình đã chuyển nhượng cổ phần cho người khác (tránh trường hợp giả mạo chữ ký). Vì vậy, việc công chứng (hoặc chứng thực) đối với hợp đồng chuyển nhượng cổ phần là nên làm (cho dù không bắt buộc) đối với các cổ đông khi chuyển nhượng cổ phần.
Xem thêm: Thủ tục chuyển nhượng cổ phần
Thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
Việc công chứng hợp đồng chuyển nhượng cổ phần tuân theo luật công chứng 2014 tại điều 40 quy định hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau:
– Phiếu yêu cầu công chứng (mẫu của tổ chức hành nghề công chứng)
– Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
– Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
– Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
– Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.
Theo quy định trên khách hàng chỉ cần chuẩn bị hợp đồng chuyển nhượng cổ phần; bản sao giấy tờ tùy thân của bên mua và bên bán; sổ cổ đông của công ty thời điểm gần nhất sau đó liên hệ các tổ chức hành nghề công chứng để thực hiện việc công chứng hợp đồng chuyển nhượng.
Công chứng hợp đồng chuyển nhượng cổ phần nên hay không?
– Có căn cứ về việc chuyển nhượng lưu tại tổ chức công chứng, không sợ mất, thất lạc, có thể xin trích sao nếu cần thiết
– Giảm nghĩa vụ chứng minh trong trường hợp có tranh chấp xảy ra (nếu không có thể phải chứng minh việc chuyển nhượng là có thực)
– Miễn trách nhiệm trong trường hợp công ty làm ăn thua lỗ mà các cổ đông cũ bỏ trốn (tra thông tin trên phòng ĐKKD chỉ ra thông tin cổ đông sáng lập)
Và còn nhiều lý do khác, như vậy, theo quy định mới hiện này thì các cổ đông của công ty cổ phần nên lưu ý khi làm thủ tục chuyển nhượng cổ phần. Nhiều trường hợp nếu không nắm rõ quy định sẽ đem lại rắc rối cho cổ đông sáng lập chuyển nhượng sau nhiều năm. Trong trường hợp có thắc mắc liên quan với vấn đề chuyển nhượng cổ phần hoặc công chứng hợp đồng chuyển nhượng cổ phần khách hàng vui lòng liên hệ AZLAW để được hướng dẫn