Thứ Năm (28/03/2024)

Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Trong thời đại công nghệ 4.0 việc hỗ trợ doanh nghiệp phát triển khoa học và công nghệ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của quốc gia. Vậy tại sao lại cần ứng dụng khoa học và công nghệ? Thực tế tại Việt Nam việc hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy khoa học và công nghệ được thực hiện như thế nào?

Lợi ích của việc ứng dụng khoa học và công nghệ?

Việt Nam là một nước từ lâu đã được biết đến là nước công nghiệp. Tuy nhiên, gần đây đã có nhũng tiến bộ vượt bậc trong việc ứng dụng và phát triển khoa học và công nghệ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh với nhiều thành tựu đáng nể và đang dần dần hiện đại hóa, công nghiệp hóa.

Các chính sách đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ hiện nay

Hiện nay, nhà nước ta có nhiều chính sách đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ, đáng chú ý có thể kể đến như sau:

Hỗ trợ đăng ký bảo hộ sáng chế 30 triệu đồng/đơn: Đây là quy định tại Thông tư 75/2021/TT-BTC do Bộ Tài chính mới ban hành hướng dẫn về quản lý tài chính thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030. Theo đó, thông tư nêu rõ về mức ngân sách nhà nước hỗ trợ trong đăng ký bảo hộ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu; đăng ký bảo hộ, công nhận giống cây trồng mới. Cụ thể, trường hợp đăng ký bảo hộ trong nước: Đối với đơn đăng ký bảo hộ sáng chế và đăng ký bảo hộ, công nhận giống cây trồng mới, mức hỗ trợ 30 triệu đồng/đơn; đối với đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu, 15 triệu đồng/văn bằng bảo hộ.

– Nhiều ưu đãi với doanh nghiệp khoa học và công nghệ: Đối với các doanh nghiệp được chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế, lãi suất ngân hàng…về đổi mới ứng dụng khoa học và công nghệ vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh theo nghị định 13/2019/NĐ-CP. Cụ thể như: miễn thuế 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo; miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; ưu đãi tín dụng cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và sản xuất kinh doanh; hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, thương mại hóa kết quả khoa học và công nghệ; hỗ trợ, khuyến khích ứng dụng, đổi mới công nghệ;

– Đưa ra các giải pháp phát triển thị trường khoa học và công nghệ:
1) Tập trung rà soát, tháo gỡ các khó khăn, điểm nghẽn về thể chế, cơ chế, chính sách để thị trường khoa học và công nghệ phát triển đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập
2) Tổ chức triển khai phát triển nguồn lực, đẩy mạnh xúc tiến thương mại đối với hoạt động khoa học và công nghệ. Đầu tư phát triển các sàn giao dịch công nghệ quốc gia tại một số thành phố lớn và khu vực kinh tế trọng điểm, kết nối liên thông với hệ thống các trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ của các tỉnh, thành phố, kết nối với các sàn giao dịch công nghệ khu vực và thế giới.
(3) Đẩy mạnh kết nối liên thông, tiến tới đồng bộ hóa thị trường khoa học và công nghệ với các thị trường hàng hóa, dịch vụ, lao động và tài chính. Đẩy mạnh hợp tác công tư, huy động vốn từ doanh nghiệp, người dân, và xã hội để phát triển thị trường khoa học và công nghệ.
(4) Tập trung xây dựng và triển khai thí điểm chính sách tạo động lực thương mại hoá, đưa nhanh kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ được tạo ra từ nguồn ngân sách nhà nước, hợp tác công – tư và đầu tư tư nhân vào sản xuất, kinh doanh, trong đó chú trọng chính sách chấp nhận rủi ro trong hoạt động khoa học và công nghệ; khuyến khích hợp tác công – tư và đầu tư tư nhân trong các dự án thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ.
(5) Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ lõi thông qua các viện nghiên cứu, trường đại học để giải mã, hấp thụ và làm chủ công nghệ, đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.
(6) Xây dựng chính sách khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, phát triển cơ sở dữ liệu lớn, chia sẻ dữ liệu, thông tin để đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái khoa học và công nghệ, khởi nghiệp một cách toàn diện và đồng bộ.

Kết luận

Một trong những giải pháp ưu tiên hàng đầu được đặt ra trong Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến 2030 là sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật về khoa học và công nghệ, các luật liên quan để phù hợp với những yêu cầu đặt ra trong tình hình mới. Vì vậy, việc nhìn lại quá trình thực thi các chính sách KH&CN, đồng thời phân tích chúng trong bối cảnh và yêu cầu mới để có những điều chỉnh kịp thời, nhanh chóng có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan