Thứ Năm (28/03/2024)

Giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Văn hóa phẩm là gì? Hồ sơ, trình tự, thủ tục xin giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm kinh doanh và không kinh doanh

Văn hóa phẩm là gì?

Theo quy định tại thông tư 32/2012/NĐ-CP quy định

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2. Văn hóa phẩm bao gồm:
a) Các bản ghi âm, ghi hình; các loại phim, băng từ, đĩa mềm, đĩa cứng, đĩa quang đã ghi nội dung; các sản phẩm công nghệ nghe nhìn khác đã ghi thông tin ở dạng chữ viết, âm thanh hoặc hình ảnh;
b) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tranh, nhiếp ảnh;
c) Di sản văn hóa vật thể và các sản phẩm liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể.

Được hướng dẫn bởi Mục 3 Công văn 2882/BVHTTDL-VP năm 2012 như sau: “Văn hóa phẩm là các bản ghi âm, ghi hình; các loại phim, băng từ, đĩa mềm, đĩa cứng, đĩa quang đã ghi nội dung; các sản phẩm công nghệ nghe nhìn khác đã ghi thông tin ở dạng chữ viết, âm thanh hoặc hình ảnh tại Điểm a Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 32/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh, không bao gồm các phần mềm tin học thông thường như đĩa cài đặt chương trình xử lý dữ liệu văn phòng, diệt virus, vận hành hệ thống

Nhập khẩu văn hóa phẩm không kinh doanh

1. Về thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm không kinh doanh

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm trong các trường hợp sau:
– Văn hóa phẩm để trao đổi hợp tác, viện trợ; tham gia triển lãm, dự thi, liên hoan ở cấp quốc gia;
– Phim điện ảnh, phim truyền hình để phổ biến, phát hành theo quy định của pháp luật trong toàn quốc hoặc trên địa bàn hai địa phương trở lên;
– Di vật, cổ vật để triển lãm hoặc trưng bày trong bảo tàng;
– Văn hóa phẩm quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này để phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ hoặc nghiên cứu của các Bộ, ngành ở Trung ương, sau khi xin ý kiến bằng văn bản của Bộ, ngành có liên quan;
– Văn hóa phẩm để sử dụng hoặc các mục đích khác trong toàn quốc hoặc trên địa bàn nhiều địa phương khác nhau.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm cho cá nhân, tổ chức ở địa phương trong các trường hợp sau:
– Văn hóa phẩm để phục vụ công việc của cá nhân, tổ chức tại địa phương;
– Văn hóa phẩm là quà biếu, tặng có giá trị vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế theo quy định của pháp luật;
– Văn hóa phẩm để tham gia triển lãm, tham dự các cuộc thi, liên hoan; lưu hành, phổ biến tại địa phương;
– Di vật, cổ vật của cá nhân, tổ chức tại địa phương;
– Văn hóa phẩm do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ủy quyền cấp giấy phép.

2. Về hồ sơ cấp giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm không kinh doanh

Hồ sơ cấp giấy phép theo điều 9 nghị định 32/2012/NĐ-CP như sau:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép của cá nhân, tổ chức, trong đó ghi rõ loại văn hóa phẩm, nội dung, số lượng, xuất xứ, mục đích sử dụng và phạm vi sử dụng
– Giấy chứng nhận bản quyền tác giả; hợp đồng; bản dịch tóm tắt nội dung phim; giấy ủy quyền; chứng nhận hoặc cam kết sở hữu hợp pháp đối với di vật, cổ vật;
– Bản sao vận đơn hoặc giấy báo nhận hàng (nếu có)

3. Thời gian cấp giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm không kinh doanh

02 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ; Trường hợp phải xin ý kiến các Bộ, ngành khác thời hạn tối đa là 10 ngày làm việc. Trường hợp phải giám định văn hóa phẩm nhập khẩu tối đa không quá 12 (mười hai) ngày làm việc.

Cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm
Cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm

Nhập khẩu văn hóa phẩm mục đích kinh doanh

1. Xác nhận danh mục sẩn phẩm nghe nhìn có nội dung vui chơi giải trí nhập khẩu

2. Phê duyệt nội dung tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh nhập khẩu

Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị của Thương nhân nhập khẩu (Mẫu 02 tại Phụ lục II ban hành theo Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
(2) Hình ảnh tác phẩm nhập khẩu, nêu rõ chất liệu, kích thước, nguồn gốc của tác phẩm;
(3) Hồ sơ tài liệu chứng minh nguồn gốc hoặc tài liệu chứng minh tác phẩm được chủ sở hữu hoặc người sở hữu quyền cho phép nhập khẩu.

Lệ phí
Đối với tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tranh:
– Đối với 10 tác phẩm đầu tiên: 300.000 đồng/tác phẩm/lần thẩm định.
– Từ tác phẩm thứ 11 tới tác phẩm thứ 49: 270.000 đồng/tác phẩm/lần thẩm định. – Từ tác phẩm thứ 50 trở đi: 240.000 đồng/tác phẩm/lần thẩm định, tối đa không quá 15.000.000 đồng/ lần thẩm định.
Đối với tác phẩm nhiếp ảnh:
– Đối với 10 tác phẩm đầu tiên: 100.000 đồng/tác phẩm/lần thẩm định.
– Từ tác phẩm thứ 11 tới tác phẩm thứ 49: 90.000 đồng/tác phẩm/lần thẩm định.
– Từ tác phẩm thứ 50 trở đi: 80.000 đồng/tác phẩm/lần thẩm định.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan