Xác nhận danh mục sản phẩm nghe nhìn có nội dung vui chơi giải trí nhập khẩu
Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.
Thủ tục xác nhận, giấy phép đối với sản phẩm nghe nhìn có nội dung vui chơi giải trí nhập khẩu (trò chơi điện tử có hình ảnh, âm thanh…)
Cơ sở pháp lý
– Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.
– Văn bản hợp nhất số 4225/VBHN-BVHTTDL ngày 18/9/2018 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
– Thông tư số 26/2018/TT-BVHTTDL ngày 11/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
– Thông tư số 288/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định chương trình nghệ thuật biểu diễn; phí thẩm định nội dung chương trình trên băng, đĩa, phần mềm và trên vật liệu khác;
– Thông tư 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Sản phẩm nghe nhìn có nội dung vui chơi giải trí là gì?
Theo quy định tại nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định đối với các “Máy, thiết bị trò chơi điện tử có cài đặt chương trình trò chơi điện tử; máy, thiết bị trò chơi điện tử có cài đặt chương trình trò chơi điện từ có thưởng và bàn, thiết bị trò chơi chuyên dùng casino.” phải có Văn bản xác nhận danh mục hàng hóa nhập khẩu.
Theo giải thích từ ngữ tại thông tư 28/2014/TT-BVHTTDL quy định:
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tác phẩm điện ảnh và sản phẩm nghe nhìn khác
b) Sản phẩm nghe nhìn khác ghi trên mọi chất liệu là các bản ghi âm, ghi hình, phần mềm được chứa trong băng cát-xét, băng video, đĩa CD, VCD, DVD, CD-ROM, đĩa vi tính, IC chips, ổ cứng và các loại phương tiện, máy móc, thiết bị vật liệu và kỹ thuật số khác.
Xác nhận sản phẩm nghe nhìn có nội dung vui chơi giải trí nhập khẩu
Hồ sơ
Theo quy định tại khoản 2 điều 8 thông tư 28/2014/TT-BVHTTDL quy định hồ sơ như sau:
– Đơn đề nghị nhập khẩu sản phẩm (Mẫu 05 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BVHTTDL);
– Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các loại giấy tờ xác nhận tư cách pháp lý có giá trị tương đương khác (nếu có)
– Bản mô tả nội dung, hình ảnh, cách thức vận hành/sử dụng, chủng loại, số lượng, tính năng của từng loại hàng hóa và các thông tin liên quan khác đến sản phẩm nhập khẩu (nếu có);
Cơ quan giải quyết: Sở Văn hóa và Thể thao
Thời gian thực hiện: 10 ngày làm việc
Phí, lệ phí: Theo quy định tại thông tư 288/2016/TT-BTC từ 200.000 VNĐ – 9.000.000 VNĐ tùy loại sản phẩm