Động kinh có phải chịu trách nhiệm hình sự?
Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.
Người bị bệnh động kinh chịu trách nhiệm hình sự hay không? Khi nào gọi là mất năng lực trách nhiệm hình sự ? Tư vấn trách nhiệm hình sự đối với một số trường hợp đặc biệt
Chào luật sư! Xin nhờ luật giải đáp giúp em: Người bị bệnh động kinh chịu trách nhiệm hình sự hay không? Khi nào gọi là mất năng lực trách nhiệm hình sự ? Người bị động kinh đã nhiều chửi bới hoặc đánh người gây thương tích thì xử lý như thế nào? Biện pháp quản lý người bệnh động kinh thuộc cơ quan nào và điều kiện nào đủ cơ sở đưa người bệnh động điều trị bắc buộc? Em chân thành cảm ơn luật sư!
Trả lời
Theo quy định tại Điều 21 của Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là
Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Có hai dấu hiệu chính để xác định tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự:
– Về dấu hiệu y học: Người trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm rối loạn hoạt động tâm thần.
– Về dấu hiệu tâm lý: Người trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là người đã mất năng lực hiểu biết những đòi hỏi của xã hội liên quan đến hành v nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện, là người không có năng lực đánh giá hành vi đã thực hiện là đúng hay sai, nên làm hay không nên làm. Theo đó, họ không thể kiềm chế được việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội để thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.
Ngoài ra, nếu người đó có năng lực nhận thức cũng như khả năng điều khiển hành vi của mình nhưng do các xung đột bệnh lý không thể kiềm chế được việc thực hiện hành vi đó thì vẫn được coi là không có năng lực trách nhiệm hình sự.
Bên cạnh đó pháp luật cũng quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự tại điều 12 Bộ luật hình sự 2015:
Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây:
a) Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi);
b) Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);
c) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy);
d) Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe trái phép);
đ) Điều 285 (tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật); Điều 286 (tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 287 (tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 289 (tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác); Điều 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản);
e) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự).
Như vậy động kinh có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Trước hết, ta có thể hiểu bệnh động kinh là một rối loạn từ các tín hiệu điện trong não, gây co giật tái diễn. Một số người bị động kinh chỉ đơn giản là nhìn ngây người trong vài giây trong quá trình lên cơn, trong khi những người khác nặng hơn thì chính thức co giật. Người bị động kinh trong khi lên cơn sẽ mất khả năng nhận thức, không thể kiểm soát hoặc điều chỉnh được hành vi của mình. Khi liên quan đến hành vi phạm tội, người bị bệnh này cần có giấy xác nhận tình trạng, mức độ nặng nhẹ bệnh của cơ sở y tế, chuyên môn.
Như vậy, người động kinh sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự khi họ thực hiện hành vi phạm tội của mình trong lúc phát tác bệnh do họ không thể nhận thức, điều khiển hành vi của mình kể cả trong trường hợp họ từ đủ 16 tuổi trở lên.
Nếu họ thực hiện hành vi phạm tội trong khi không phát tác bệnh, nên họ vẫn có khả năng nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình. Tùy vào từng trường hợp mà họ có thể chịu toàn bộ hay một phần trách nhiệm hình sự trừ trường hợp họ chưa đủ 16 tuổi và hành vi đókhông phải là tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Người bị động kinh đã nhiều chửi bới hoặc đánh người gây thương tích thì xử lý như thế nào?
Trường hợp thứ nhất, Người bị động kinh từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi
Thực hiện hành vi phạm tội khi người đó bị lên cơn,phát tác bệnh thì đương nhiên không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự 2015
Khi người đó ở trạng thái bình thường mà thực hiện hành vi chửi bới, đánh người gây thương tích thì chỉ bị xử lý khi vi phạm quy định của điều 12 Bộ luật hình sự 2015 kể trên
Trường hợp thứ hai, người bị động kinh từ 16 tuổi trở lên
Khi người đó thực hiện hành vi phạm tội trong khi phát tác, lên cơn dẫn đến không nhận thức ( cần phải có cơ sở chứng minh như kt quả khám bệnh của cơ sở y tế, của các chuyên gia về lĩnh vực này) điều chỉnh được hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Khi người đó thực hiện hành vi khi bệnh tình ổn định thì vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi chửi bới của mình gây ra theo quy định tại Điều 7 nghị định 144/2021/NĐ-CP:
Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này;
Trong trường hợp đánh người gây thương tích thì tùy thuộc vào mức độ gây tổn hại cho sức khỏe của người bị hại mà có quy định mức phạt cụ thể (được quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự)
Để biết chi tiết quy định này bạn có thể xem thêm tại tội cố ý gây thương tích
Biện pháp quản lý người bệnh động kinh thuộc cơ quan nào và điều kiện nào đủ cơ sở đưa người bệnh động kinh điều trị bắc buộc?
Theo quy định tại Điều 49 Bộ luật hình sự thì đối tượng áp dụng các biện pháp chữa bệnh bao gồm :
- Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc điều chỉnh hành vi của mình
- Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án nhưng bị kết án nhưng chưa thi hành bản án mà bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình
- Người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình
Cơ quan có thẩm quyền bắt buộc áp dụng biện chữa bệnh bao gồm:
– Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp với cơ quan điều tra đang thụ lý vụ án, quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn điều tra
– Viện trưởng Viện kiểm sát đang thụ lý vụ án quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn truy tố
– Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án đang thụ lý vụ án hoặc thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh hay Tòa án quân sự cấp quân khu trở lên được phân công làm chủ tọa phiên tòa, quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn xét xử
– Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Tòa án quân sự cấp quân khu nơi người bị kết án phạt tù đang tại ngoại cư trú hoặc nơi có trại giam hay trại tạm giam đang giam giữ người bị kết án, quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người bị kết án trong giai đoạn thi hành án phạt tù
Như vậy, theo quy định trên của pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền nêu trên chỉ quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với bị can, bị cáo, người bị kết án khi đã có kết luận của Hội đồng giám định pháp y tâm thần về tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của họ. Trường hợp mà thấy không cần thiết áp dụng biện pháp chữa bệnh thì giao cho người nhà chăm nom nhưng phải đặt dưới sự giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.