Thứ sáu (04/10/2024)

Làm gì khi bị công an triệu tập?

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.

Trong một số trường hợp có thể bạn có tội hoặc không có tội nhưng nếu có thư báo tố giác tội phạm hoặcbị kiến nghị về một vấn đề vi phạm nào đó có thể bị công an gửi giấy mời để làm việc về các vấn đề này. Khi đó, người bị công an mời làm việc có quyền và nghĩa vụ gì?

Trong một số trường hợp có thể bạn có tội hoặc không có tội nhưng nếu có thư báo tố giác tội phạm hoặcbị kiến nghị về một vấn đề vi phạm nào đó có thể bị công an gửi giấy mời để làm việc về các vấn đề này. Khi đó, người bị công an mời làm việc có quyền và nghĩa vụ gì? Theo quy định tại điều 57 tại bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố như sau:

Điều 57. Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
1. Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền:
a) Được thông báo về hành vi bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố;
b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
c) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến;
d) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
đ) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
e) Tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
g) Được thông báo kết quả giải quyết tố giác, kiến nghị khởi tố;
h) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
2. Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, kiến nghị khởi tố.

Theo quy định này, khi bị điều tra, truy tố người bị điều tra, truy tốc có các quyền sau:
– Được quyền yêu cầu cán bộ điều tra thông báo cho mình biết về hành vi bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố.
– Được thông báo, giải thích các quyền và nghĩa vụ của bạn khi làm việc với cán bộ điều tra.
– Được trình bày ý kiến lời khai hoặc giữ quyền im lặng.
– Được đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật để bảo vệ mình.
– Có quyền tự bảo vệ hoặc mời luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn.
– Được thông báo kết quả giải quyết tố giác của cơ quan điều tra liên quan đến bạn.

Trong một số trường hợp nếu không được đảm bảo các quyền trên người bị mời lên làm việc có thể yêu cầu. Kể cả đối với trường hợp đã bị khởi tố hoặc đưa vụ án ra xét xử theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 60 và điểm h khoản 2 Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự: “Bị can, bị cáo có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội” nghĩa vụ chứng minh có tội là của cơ quan điều tra, đương sự không có trách nhiệm phải chứng minh mình là người vô tội. Theo điều 83 bộ luật tố tụng dân sự 2015 về người bảo vệ người bị tố giác như sau:

Điều 83. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
1. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố là người được người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
2. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có thể là:
a) Luật sư;
b) Bào chữa viên nhân dân;
c) Người đại diện;
d) Trợ giúp viên pháp lý.
3. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền:
a) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
b) Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
c) Có mặt khi lấy lời khai người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố và nếu được Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên đồng ý thì được hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố. Sau mỗi lần lấy lời khai của người có thẩm quyền kết thúc thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;
d) Có mặt khi đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;
đ) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
4. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có nghĩa vụ:
a) Sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định để góp phần làm rõ sự thật khách quan của vụ án;
b) Giúp người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố về pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Theo quy định trên thì để trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác thì người bị tố giác phải “nhờ” luật sư hoặc người đại diện, trợ giúp viên pháp lý. Các văn bản hướng dẫn bộ luật tố tụng dân sự 2015 hiện tại chưa hướng dẫn thủ tục này, do vậy để đảm bảo quyền lợi của người bị tố giác việc “nhờ” có thể lập thành văn bản như sau:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN MỜI NGƯỜI BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP
——————————

Tôi là NGUYỄN VĂN A sinh ngày 01/01/1991, chứng minh nhân dân số 12345678 cấp ngày 01/01/2019 tại Công an thành phố Hà Nội.

Ngày 04/04/2019 tôi nhận được giấy mời làm việc của Công an phường Ô Chợ Dừa liên quan tới việc làm rõ những liên quan tới đơn tố giác của BÙI THU B. Vì vậy, căn cứ điều 83 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015, tôi xin mời Luật sư Nguyễn Tiến Đạt (chứng chỉ hành nghề luật sư số 15943/TP/LS-CCHN do Bộ Tư Pháp cấp ngày 09/10/2016, Thẻ luật sư số 13880/LS do liên đoàn luật sư cấp ngày 19/11/2016) làm người bảo về quyền và lợi ích hợp pháp cho tôi trong buổi làm việc với Công an phường Ô Chợ Dừa vào ngày 05/04/2019 theo quy định tại điều này.

Xin mời Luật sư Nguyễn Tiến Đạt có mặt trong buổi làm việc giữa tôi và Công an phường Ô Chợ Dừa tại trụ sở công an phường Ô Chợ Dừa địa chỉ 96 Ô Chợ Dừa, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội vào lúc 10 giờ ngày 05/04/2019 theo giấy mời số 31 ngày 04/04/2019 của Công an phường Ô Chợ Dừa. Tôi xin chân thành cảm ơn!

  Hà Nội, ngày … tháng … năm 2019
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký)

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan