Thứ Bảy (27/04/2024)

Tội lợi dụng quyền tự do dân chủ theo điều 331 bộ luật hình sự

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của tổ chức, cá nhân khác là gì?

Điều 331 bộ luật hình sự 2015

Điều luật này đã có từ lâu chứ không phải mới đây, từ năm 1991 (điều 205a), sau đó sửa đổi bổ sung thành điều 258 vào năm 1999, rồi đến năm 2015 thì đổi thành điều 331, với tên gọi: “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân“.

Trước đây, luật này chủ yếu dùng để bắt phản động là chính, đa số phản động sẽ bị áp luật này hoặc tội “Tuyên truyền chống nhà nước” (điều 117 hiện tại, điều 88 trước đây). Tuy vậy, những năm gần đây, điều 331 đã “dịch chuyển” đối tượng, khi được áp để bắt nhiều người khác. Điển hình là vụ bà Nguyễn Phương Hằng và nhà báo Hàn Ni, cả hai đều không phải phản động. Điều 331 Bộ luật hình sự 2015 được quy định cụ thể như sau:

Điều 331. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Thế nào là “lợi dụng” và thế nào là “xâm phạm lợi ích”?

Để hiểu được vấn đề này, đầu tiên phải hiệu các quyền tự do dân chủ là gì? Theo quy định tại điều 25 Hiến pháp 2013 quy định về quyền tự do của công dân như sau:

Điều 25. Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

Dù được hiến pháp quy định là quyền công dân, nhưng việc thực hiện quyền như thế nào thì lại được quy định tại các văn bản pháp luật khác. Thực tế, một số quyền hiện tại chưa được quy định cụ thể. Ví dụ biểu tình.

Lợi dụng là gì? Hiện tại không thấy một văn bản dưới luật nào quy định rõ ràng “Lợi dụng” là làm những gì, làm tới mức độ nào là lợi dụng, nó phụ thuộc vào cơ quan điều tra, kiểm sát và tòa án.

Xam phạm lợi ích là gì? Việc xâm phạm lợi ích thiện tại cũng không được quy định rõ ràng. Cụ thể các hành động hiện tại của chúng ta thường xâm phạm lợi ích của nhau. Ví dụ công ty A truyền thông kiếm khách hàng thì sẽ xâm phạm lợi ích của công ty B…Do vậy, thực tế, việc xác định xâm phạm lợi ích rất khó (hiện tại điều dựa vào cơ quan điều tra mà không có quy định cụ thể cho vấn đề này).

Cấu thành tội phạm điều 331 bộ luật hình sự

Chủ thể của tội phạm? Chủ thể của các tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có thể là bất kì ai. Họ có thể là người Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không quốc tịch. Người phạm tội có thể thực hiện tội phạm một mình hoặc có đồng phạm.

Khách thể của tội phạm? Khách thể của tội phạm này là lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Các lợi ích này có thể là lợi ích vật chất hoặc phi vật chất.

Mặt khách quan của tội phạm? Người thực hiện hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân có thể thực hiện một trong các hành vi như: lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của  Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Hậu quả của hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ là những thiệt hại đã gây ra hoặc đe doạ gây ra những thiệt hại về vật chất và tinh thần cho Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.

Mặt chủ quan của tội phạm? Người phạm tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân thực hiện hành vi do cố ý, tức là nhận thức rõ hành vi của mình xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Người phạm tội có thể vì động cơ, mục đích cũng khác nhau tuỳ thuộc vào hành vi lợi dụng quyền cụ thể và ý thức của người phạm tội xâm phạm đến lợi ích nào. Việc xác định động cơ, mục đích đối với tội phạm này là rất quan trọng vì nó là dấu hiệu để phân biệt với các hành vi tương tự nhưng nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân quy định tại Chương XIII- Các tội xâm phạm an ninh quốc gia.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan