Thứ Bảy (20/04/2024)

Quy tắc một chiều về an toàn thực phẩm

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Quy tắc một chiều trong an toàn thực phẩm là gì? Thế nào là quy tắc một chiều. Quy tắc một chiều là quy tắc gì?

Theo nghị định 67/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi nghị định 155/2018/NĐ-CP các đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng theo quy tắc một chiều. vậy quy tắc một chiều này là gì? Nguyên tắc một chiều được quy định cụ thể như thế nào?

Điều 4. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế
1. Tuân thủ các quy định tại Điều 19, 20, 21, 22, 25, 26 và Điều 27 Luật an toàn thực phẩm và các yêu cầu cụ thể sau:
a) Quy trình sản xuất thực phẩm được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng;

Quy tắc 1 chiều này được hiểu đơn giản là toàn bộ quá trình sản xuất được thiết kế theo 1 chiều thống nhất, từ nguyên liệu đầu vào được đi một vòng qua sơ chế, chế biến tới thành phẩm chỉ một chiều và các công đoạn tách biệt nhau như sau:

Cửa vào – Nguyên liệu – Sơ chế – Sản xuất, chế biển sản phẩm – Thành phẩm – Cửa ra

Sơ đồ một chiều về an toàn thực phẩm
Mô hình 1
Sơ đồ một chiều về an toàn thực phẩm
Mô hình 2

Sau khi đáp ứng điều kiện về nguyên tắc một chiều cơ sở có thể thực hiện hồ sơ để xin chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm khi đáp ứng đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm với các hồ sơ sau:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (mẫu tại nghị định 67/2016/NĐ-CP, sửa đổi bởi nghị định 155/2018/NĐ-CP)
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất (có xác nhận của cơ sở);
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
– Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan