Thứ Sáu (19/04/2024)

Tội loạn luân theo điều 184 bộ luật hình sự?

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ AZLAW để được cùng nhau hỏi đáp và hỗ trợ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc Zalo tại đây

Tội loạn luân là gì? Mức xử phạt đối với tội loạn luân theo quy định pháp luật như thế nào? Cùng AZLAW tìm hiểu về tội loạn luân

Tội loạn luân là gì?

Tội loạn luân được quy định tại điều 184 bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:

Điều 184. Tội loạn luân
Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Loạn luân không đơn thuần là có quan hệ tình dục với họ hàng. Loạn luân là hành vi giao cấu giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Đặc biệt, khi cấu thành rồi loạn luân phải có yếu tố “biết rõ”, do đó trong trường hợp có giao cấu với người cùng dòng máu trực hệ nhưng không biết thì không phạm tội loạn luân.

Cùng dòng máu trực hệ là khái niệm được quy định tại khoản 18 điều 3 luật hôn nhân gia đình 2014 như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
17. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.

Cấu thành tội phạm của tội loạn luân

1. Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, yêu cầu về độ tuổi chịu TNHS có năng lực TNHS, phải đáp ứng dấu hiệu người có quan hệ huyết thống với người cùng giao cấu.

2. Mặt khách quan của tội phạm
a) Hành vi khách quan
– Người phạm tội loạn luân là người có hành vi giao cấu với người có dòng máu trực hệ, với anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.
– Người có dòng máu trực hệ là cha, mẹ đối với con; ông bà đối với cháu nội và cháu ngoại.
– Đối với những người tuy có quan hệ giữa cha, mẹ đối với các con; giữa ông bà với cháu nội, cháu ngoại, nhưng đó không phải là người có dòng máu trực hệ thì cũng không thuộc đối tượng điều chỉnh của tội loạn luân, như: giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa bố chồng với con dâu; giữa mẹ vợ với con rể; giữa bố dượng với con riêng của vợ; giữa mẹ kế với con riêng của chồng.
– Trong trường hợp hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác, thì tùy trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu TNHS về tội Hiếp dâm (điểm e khoản 2 Điều 141 BLHS) hoặc tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi (điểm a khoản 2 Điều 142 BLHS)
– Nếu hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu lợi dụng quan hệ lệ thuộc khiến bên kia phải miễn cưỡng cho giao cấu, thì tùy trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu TNHS về tội Cưỡng dâm (điểm d khoản 2 Điều 143 BLHS) hoặc tội Cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (điểm a khoản 2 Điều 144 BLHS)
– Trong mọi trường hợp hành vi loạn luân được thực hiện đối với trẻ em dưới 13 tuổi, thì người thực hiện hành vi loạn luân phải bị truy cứu TNHS về tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi (điểm b khoản 1 Điều 142 BLHS)

3. Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, điều luật quy định người phạm tội biết rõ người giao cấu với mình có quan hệ đặc biệt như trên mà vẫn thực hiện hành vi giao cấu

4. Khách thể của tội loạn luân
– Khách thể của tội phạm là sự phát triển lành mạnh của giống nòi và truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam: Các chuyên gia trong giới y học đã chứng minh việc giao cấu giữa những người cận huyến thống dễ dẫn đến nguy cơ sinh ra những đứa trẻ không khỏe mạnh, chậm phát triển, mang dị tật bẩm sinh…
– Tội loạn luân còn xâm phạm đến thuần phong mỹ tục, đến hạnh phúc gia đình.

Tội loạn luân bị phạt bao nhiêu năm tù: Theo quy định của bộ luật hình sự mức phạt đối với tội loạn luân là từ 1 đến 5 năm từ

Liên hệ để được hỗ trợ

Bài viết liên quan